March 28, 2024

Những lý thuyết khoa học trên phim Hollywood ‘chết cũng đừng tin’

  • Tạm giữ hình sự nghi phạm quan hệ tình dục với bạn gái “nhí” quen qua mạng
  • HLV Hoàng Anh Tuấn: Tôi không áp lực khi thay ông Troussier
  • Khởi tố nguyên Bí thư huyện tại Bình Định “thâu tóm” hơn 138ha đất rừng phòng hộ

  • Dù làm phim đề tài khoa học, vũ trụ, các nhà làm phim vẫn thường bỏ qua những tình tiết vô cùng ‘phản khoa học’.

    The Martian

    Những lý thuyết khoa học trên phim Hollywood ‘chết cũng đừng tin’

    Trên phim: Bão cát trên sao Hỏa mạnh đến mức có thể thổi bay các phi hành gia.

    Thực tế: Mật độ không khí trên sao Hỏa rất thấp, chỉ bằng 1/200 so với Trái Đất nên bão ở đây thậm chí khó có thể thổi được tóc của các phi hành gia. Tác giả của cuốn tiểu thuyết gốc đã xác nhận chi tiết bão cát trên sao Hỏa chỉ để "tăng sự kịch tính".

    Interstellar

    Những lý thuyết khoa học trên phim Hollywood ‘chết cũng đừng tin’

    Trên phim: Nam chính rơi vào hố đen vũ trụ và an toàn thoát ra mà không chút thương tích.

    Thực tế: Đừng nói là giữ được mạng sống, bạn đừng hòng mơ đến chuyện có thể thoát khỏi hố đen. Lực hấp dẫn và mật độ vật chất dày đặc của hố đen sẽ khiến mọi vật thể bị hút vào kéo giãn ra như mì sợi.

    Những lý thuyết khoa học trên phim Hollywood ‘chết cũng đừng tin’

    Trên phim: Phi hành đoàn bắt gặp nhan nhản các "lỗ giun" ngoài vũ trụ – những lỗ xuyên không gian, thời gian cho phép du hành đến một địa điểm cực xa trong nháy mắt.

    Thực tế: Nếu như sự tồn tại của hố đen đã được chứng minh thì "lỗ giun" mới chỉ là một giả thuyết của Thuyết tương đối. Trong suốt hành trình tìm kiếm của lịch sử nhân loại, người ta chưa từng thấy dấu vết gì của "lỗ giun" nên hẳn nhiên nó không thể tồn tại nhan nhản trong không gian như thế.

    Alien và Prometheus

    Những lý thuyết khoa học trên phim Hollywood ‘chết cũng đừng tin’

    Trên phim: Phi hành đoàn của cả 2 phiên bản phim đều mắc lỗi chết người lúc thám hiểm hành tinh lạ là thoải mái tháo mũ bảo hiểm ra ngay sau khi máy đo lường phát hiện có Oxy trong không khí.

    Thực tế: Các phi hành gia được đào tạo bài bản sẽ không bao giờ có hành động này vì những loài vi khuẩn ngoài hành tinh có thể giết chết con người ngay lập tức.

    Lucy

    Những lý thuyết khoa học trên phim Hollywood ‘chết cũng đừng tin’

    Trên phim: Não bộ con người chỉ hoạt động 10%, bây giờ thêm "tí" thuốc vào là bạn có thể biến kích hoạt 100% bộ não, biến thành siêu nhân hay thậm chí là chúa trời.

    Thực tế: Giả thuyết não bộ chỉ hoạt động 10% đã bị các nhà khoa học bác bỏ. Để phục vụ các hoạt động thường ngày, bạn đã phải huy động hầu hết số nơ ron thần kinh rồi.

    Gravity

    Những lý thuyết khoa học trên phim Hollywood ‘chết cũng đừng tin’

    Trên phim: Nữ phi hành gia sau khi về tàu, cởi bỏ bộ đồ bảo hộ nặng nề có thể thoải mái diện áo 2 dây, quần đùi ngắn nằm nghỉ ngơi.

    Những lý thuyết khoa học trên phim Hollywood ‘chết cũng đừng tin’

    Thực tế: Ngay cả khi ở trong điều kiện lý tưởng của tàu, các phi hành gia vẫn phải mặc đồ chuyên dụng để giữ ấm cơ thể và bảo vệ sức khỏe.

    Arrival

    Những lý thuyết khoa học trên phim Hollywood ‘chết cũng đừng tin’

    Trên phim: Nhà ngôn ngữ học là những người thông thạo rất nhiều ngôn ngữ khác nhau.

    Thực tế: Các nhà ngôn ngữ học nghiên cứu về cấu trúc của ngôn ngữ, một số người thông thạo vài thứ tiếng, một số khác thì không, rất hiếm người "hỏi tiếng gì cũng biết".

    Armageddon

    Những lý thuyết khoa học trên phim Hollywood ‘chết cũng đừng tin’

    Trên phim: Một khối thiên thạch có kích thước bằng bang Texas (Hoa Kỳ) bị phá hủy chỉ với quả bom hạt nhân nặng 100 triệu tấn. Nhóm làm nhiệm vụ còn thoải mái đi lại trên bề mặt thiên thạch như đi trên mặt đất.

    Thực tế: Cần một quả bom to gần gấp đôi con số này mới "giải quyết" được khối thiên thạch. Trên khối thiên thạch cũng không có lực hấp dẫn nên đâu thể đi như đi bộ giữa đường.

    Theo VNEoa-hoc-tren-phim-hollywood-chet-cung-dung-tin-6fa425.jpg">Những lý thuyết khoa học trên phim Hollywood ‘chết cũng đừng tin’

    Trên phim: Một khối thiên thạch có kích thước bằng bang Texas (Hoa Kỳ) bị phá hủy chỉ với quả bom hạt nhân nặng 100 triệu tấn. Nhóm làm nhiệm vụ còn thoải mái đi lại trên bề mặt thiên thạch như đi trên mặt đất.

    Thực tế: Cần một quả bom to gần gấp đôi con số này mới "giải quyết" được khối thiên thạch. Trên khối thiên thạch cũng không có lực hấp dẫn nên đâu thể đi như đi bộ giữa đường.

    Theo VNE


    Speak Your Mind

    *