April 24, 2024

Triển lãm “Văn hóa soi đường cho quốc dân đi” tái hiện trọn vẹn dòng chảy văn hóa từ truyền thống tới hiện đại

  • Bí quyết sở hữu vóc dáng “gái 1 con trông mòn con mắt“ của vợ cầu thủ Thành Chung
  • U23 Việt Nam không nặng nề tâm lý sau trận thua U23 Uzbekistan
  • 3 nam thiếu niên hiếp dâm bé gái quen qua mạng

  • Phát biểu tại lễ khai mạc, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng nhấn mạnh: “Sinh thời, Bác Hồ kính yêu của chúng ta luôn nhấn mạnh vai trò đặc biệt quan trọng của văn hóa đối với sự nghiệp phát triển đất nước. 

    Bác nói: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích cuộc sống, loài người mới sáng tạo, phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật… cũng như công cụ sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng toàn bộ sáng tạo phát minh đó là văn hóa”. Và cách đây 75 năm, tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần thứ nhất, Bác tiếp tục khẳng định: “Văn hóa soi đường cho quốc dân đi”.

    Triển lãm “Văn hóa soi đường cho quốc dân đi” tái hiện trọn vẹn dòng chảy văn hóa từ truyền thống tới hiện đại - Ảnh 1.

    Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng phát biểu tại lễ khai mạc triển lãm “Văn hóa soi đường cho quốc dân đi”. Ảnh: Ngọc Hải.

    Với sự quan tâm sâu sắc của Đảng và Nhà nước, Hội nghị Văn hóa toàn quốc triển khai Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng sẽ được tổ chức vào ngày 24/11/2021. Thiết thực chào mừng Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021, thực hiện kế hoạch của Ban chỉ đạo tổ chức Hội nghị, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương và các cơ quan liên quan tổ chức triển lãm với chủ đề “Văn hóa soi đường cho quốc dân đi”.

    Triển lãm kỳ vọng giới thiệu tới đông đảo công chúng các nội dung cốt lõi về sự nghiệp phát triển văn hóa của dân tộc, tuyên truyền để người dân nhận thức sâu sắc hơn về vị trí, vai trò của văn hóa đối với sự phát triển bền vững của đất nước và từ nhận thức sẽ chuyển thành hành động. 

    Qua đó, thiết thực triển khai một trong sáu nhiệm vụ trọng tâm Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã xác định: “Khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; Phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, hội nhập quốc tế”.

    Triển lãm “Văn hóa soi đường cho quốc dân đi” tái hiện trọn vẹn dòng chảy văn hóa từ truyền thống tới hiện đại - Ảnh 2.

    Đại diện Ban Tổ chức cắt băng khai mạc triển lãm. Ảnh: Ngọc Hải.

    Triển lãm “Văn hóa soi đường cho quốc dân đi” diễn ra từ ngày 16-27/11 tại Trung tâm Triển lãm văn hóa nghệ thuật Việt Nam (số 2 Hoa Lư, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) và ngày 24/11/2021 tại tầng một Nhà Quốc hội, (số 1 đường Độc Lập, quận Ba Đình, Hà Nội); Triển lãm online trên website: https://trienlamvhnt.vn từ ngày 16/11 – 31/12.

    Triển lãm trưng bày 320 hình ảnh, hơn 123 tài liệu, hiện vật quý với 6 nội dung chuyên đề theo dòng chảy văn hóa từ truyền thống tới hiện đại.

    Văn hóa Việt Nam trước năm 1930: Giới thiệu khái quát, sơ lược về lịch sử văn hóa Việt Nam qua những hình ảnh về quá trình dựng nước và giữ nước của cha ông.

    Chủ tịch Hồ Chí Minh với sự nghiệp phát triển văn hóa Việt Nam: Đặc biệt nhấn mạnh tới sự quan tâm của Chủ tịch Hồ Chí Minh tới di sản văn hóa dân tộc.

    Các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước với sự nghiệp phát triển văn hóa: Tập trung giới thiệu các văn bản, nghị quyết của Đảng về văn hóa qua các kỳ Đại hội Đảng. Trong đó Bản Đề cương văn hóa Việt Nam năm 1943 là văn kiện chính thức đầu tiên của Đảng về công tác văn hóa, văn nghệ.

    Triển lãm “Văn hóa soi đường cho quốc dân đi” tái hiện trọn vẹn dòng chảy văn hóa từ truyền thống tới hiện đại - Ảnh 3.

    Ngay trong lễ khai mạc đã có nhiều khách mời và người dân đến tham quan triển lãm. Ảnh: Ngọc Hải.

    Văn hóa Việt Nam trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước: Giới thiệu nhóm hiện vật: Máy quay phim đầu tiên của Bắc Bộ từ 1950; máy quay phim 16 ly của điện ảnh Nam Bộ dùng ghi lại chiến công đánh Mỹ của quân ta; máy chiếu phim đầu tiên của Xưởng cơ khí điện ảnh Bộ Văn hóa, sản xuất năm 1959… làm nổi bật sự đóng góp của văn hóa nghệ thuật trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.

    Bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa dân tộc: Trưng bày ảnh và số liệu về bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân tộc trong nhiều năm qua.

    Văn hóa Việt Nam trong quá trình hội nhập và phát triển đất nước: Làm nổi bật những thành tựu về lĩnh vực văn hóa, gia đình, du lịch và thể thao.

    Đặc biệt là hình ảnh các di sản văn hóa của Việt Nam đã được UNESCO ghi danh: Vịnh Hạ Long, Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng, Quần thể danh thắng Tràng An – Ninh Bình, Quần thể di tích cố đô Huế, Phố cổ Hội An, Nhã nhạc Cung đình Huế, Ca trù, Mộc bản triều Nguyễn…

    Vào 9h00 ngày 17/11, Báo điện tử Dân Việt sẽ tổ chức chương trình giao lưu trực tuyến mang tên “Văn hóa soi đường cho quốc dân đi” với sự tham gia của các khách mời: Ông Nguyễn Thế Kỷ – nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Lý luận, Phê bình Văn học Nghệ thuật Trung ương; Nhà sử học Dương Trung Quốc – Đại biểu Quốc hội khóa XI, XII, XIII, XIV và Đạo diễn Nguyễn Hoàng Điệp…

    Sự kiện nhằm chào mừng Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần thứ 3 và cũng là diễn đàn để trao đổi về các vấn đề xoay quanh công cuộc “chấn hưng văn hóa”, nâng tầm các giá trị văn hóa của dân tộc trên cơ sở kế thừa truyền thống và phát huy lợi thế để hội nhập quốc tế…

    Văn hóa – Giải trí | Cập Nhật Thông Tin 24h Nhanh Nhất
    Nguồn: Sưu Tầm


    Speak Your Mind

    *