April 26, 2024

Kể chuyện làng: Chợ Giành – một nét duyên quê

  • Bắc Kạn tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết về xây dựng và phát triển văn hóa, con người
  • HLV Giustozzi: Tuyển futsal Việt Nam đã chơi hết mình
  • Tai nạn lao động 7 người tử vong ở Yên Bái: Hé lộ nguyên nhân vụ tai nạn

  • Kể chuyện làng: Chợ Giành - một nét duyên quê - Ảnh 1.

    Các mặt hàng hoa tươi được bán tại chợ Dành. Ảnh: Vũ Tâm

    Căn cứ vào sử liệu, chợ Giành có nguồn gốc lịch sử hình thành gắn liền với quá trình hình thành làng Giành (tức làng An Định ngày nay). Trước kia làng Giành có hai tên, dân gian thường gọi là làng Giành, còn có chữ là An Định. Buổi khai phá lập làng, làng Giành là những gò nổi trên biển nước mênh mông. Dân sống chủ yếu bằng nghề sông nước dựa vào các gò để qua đêm và tránh những ngày mưa bão. Đầu kế kỷ XIV, công chúa Huyền Trân và thị nữ Phương Dung từ Chiêm Thành về đã ghé thuyền nghỉ lại, truyền dậy dân đan Giành (cải tiến từ chiếc gùi đeo trên lưng của người Chiêm). Từ đó một số người bỏ nghề sông nước chuyển sang nghề đan Giành. Nghề ấy sau thành tên gọi của làng.

    Người có công đầu tiên trong việc khai hoang, lập làng Giành là công chúa Huyền Trân và thị nữ Phương Dung, sau đó là Tả Đô đốc Hoàng Quận Công Nguyễn Đình Kinh cháu 5 đời khai quốc công thần Nguyễn Xí đã đưa hầu hết con cháu từ Yên Định (Thanh Hóa) ra đây để khai khẩn mở rộng làng. Tên làng  An Định ngày nay là do Tả Đô đốc Hoàng Quận Công Nguyễn Đình Kinh đặt cho làng Giành để con cháu không quên gốc tích, tên chữ  làng An Định còn cho biết chốn này đã bình yên, dân đã an cư lạc nghiệp.

    Kể chuyện làng: Chợ Giành - một nét duyên quê - Ảnh 2.

    Hải Sản từ Quang Lang, Thụy Xuân được đem đến bán tại chợ. Ảnh: Vũ Tâm

    Để đáp ứng nhu cầu trao đổi, mua bán nông phẩm và nhu yếu phẩm đặc biệt đưa nghề thủ công đan Giành phát triển, chợ Giành được hình thành là nơi trao đổi mua bán của nhân dân trong làng, ngoài tổng. Chợ họp một tháng sáu phiên vào các ngày 1, 6, 11, 16, 21, 26 với các sản vật địa phương như tôm, cá, thóc gạo, dụng cụ nông nghiệp: cuốc, dao… dụng cụ đánh bắt cá: đó, đơm…

    Sự nhộp nhịp trao đổi mua bán đã đưa chợ Giành nổi tiếng một thời cùng với 36  làng Giành khác trong cả nước. Sau những năm 1954, do nhu cầu mua bán của nhân dân ngày càng tăng, phiên chợ Giành có sự thay đổi, mở rộng số ngày họp vào các ngày: 1, 3, 5, 6, 8, 10, 11, 13, 15, 16, 18, 20, 21, 23, 25, 26, 28, 30.

    Kể chuyện làng: Chợ Giành - một nét duyên quê - Ảnh 3.

    Các vật dụng gia dụng được bày bán ở chợ. Ảnh: Vũ Tâm

    Hiện nay, bên cạnh những phiên chính để phục vụ nhu cầu mua sắm của nhân dân, chợ được mở thường xuyên với đầy đủ các mặt hàng được bày bán từ sản vật địa phương do người trong làng, xã nuôi trồng, thu hoạch rồi đem ra để trao đổi, cho đến các mặt hàng từ các làng nghề lân cận, những mặt hàng được sản xuất ở thành phố được đưa về bày bán để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của người dân.

    Bà Nguyễn Thị Dung, một người có thâm niên 10 năm bán trứng vịt lộn, bánh cuốn, bánh chưng, bánh rán tại chợ Giành cho biết: “Chợ Giành nổi tiếng trong vùng nhờ có vị trí giao thông thuận lợi. Hiện nay, phiên chính cũng như phiên phụ, chợ đều nhộn nhịp người mua, người bán từ sáng sớm đến trưa, chợ quy tụ đầy đủ các mặt hàng quanh vùng: hải sản từ Quang Lang, Thụy Xuân đem đến, dao, cuốc, liềm từ làng nghề An Tiêm mang sang… để phục vụ nhu cầu sinh hoạt của người dân trong vùng”.

    Kể chuyện làng: Chợ Giành - một nét duyên quê - Ảnh 4.

    Cổng chợ Dành. Ảnh: Vũ Tâm

    Chợ Giành nhộn nhịp, đông vui nhất là những ngày cận Tết, với đầy đủ các hương vị, sắc thái đặc trưng chợ phiên ngày Tết. Từ sáng sớm tinh mơ, khi còn mờ mịt hơi sương những chuyến xe chở lá dong từ các tỉnh thành đã nối đuôi nhau vào chợ để bày bán những cuộn lá dong, ống nứa (ống dong) cho người dân địa phương gói bánh chưng. Cùng với đó là những chuyến xe chở chậu hoa, cây quất, cành đào  cập bến bày bán khắp cổng chợ. Dần về sáng là những mớ rau, con gà, nải chuối, buồng cau… được người dân trong làng, ngoài xã đem đến bán xen kẽ với hàng thịt, hàng gia dụng, hàng quần áo với đầy đủ các màu sắc rực rỡ phù hợp với mọi lứa tuổi.

    Chợ Giành ngày Tết kéo dài từ sáng đến chiều, người đi chợ không chỉ để buôn bán, mua sắm mà còn để “xem chợ, chơi chợ” trong không khí vui tươi được thể hiện trên từng nét mặt thân thương.

    Chợ Giành nhờ chương trình xây dựng nông thôn mới đã được đầu tư xây dựng khang trang, sạch đẹp và thông thoáng. Hình thức mua bán đối với đa số mặt hàng vẫn là chọn hàng, trả giá và gửi tiền mặt. Hàng hóa ở chợ đa dạng, số lượng dồi dào và giá cả cũng không chênh lệch nhiều so với chợ huyện.

    Tuy nhiên một thực tế đáng buồn xảy ra, không biết vì lý do gì mà tên chợ Giành đã bị thay đổi thành “chợ Dành” được ghi ở biển cổng chợ hiện nay. Chợ Giành gắn liền với câu chuyện chiếc Giành đã đi vào tâm thức của bao thế hệ người dân địa phương giờ đây chỉ còn là những hoài niệm. Nhưng chợ Dành vẫn chính là chợ Giành ngày xưa đúng như tên mà các vị “tiền nhân” khai hoang, lập làng đặt để rồi mỗi dịp Tết đến, xuân về, chợ là nơi lưu giữ ký ức, nhắc nhở thế hệ trẻ hướng về cội nguồn với những nét văn hóa chợ phiên truyền thống được truyền tục từ bao đời nay.

    Báo điện tử Dân Việt mở chuyên mục “Kể chuyện làng” từ 4/3/2020. Chuyên mục dành cho tất cả các tác giả chuyên và không chuyên có tình yêu với làng quê và muốn chia sẻ câu chuyện thật của mình với bạn đọc.

    Bài viết phải chưa được đăng tải trên bất kì phương tiện thông tin đại chúng hoặc ấn phẩm nào. Các tác giả vui lòng ghi rõ họ tên, bút danh (nếu có), địa chỉ liên hệ, email, số điện thoại, số tài khoản nhận nhuận bút.

    Các bài viết hay nhất, chất lượng nhất sẽ được lựa chọn để trao giải thưởng 2 tháng/lần.

    Bài viết cộng tác với chuyên mục “Kể chuyện làng” xin gửi về email: [email protected]; ĐT liên hệ: 0903226305.

    Rất mong được sự hợp tác, cộng tác của quý bạn đọc, của tác giả!

                                                                               

    Văn hóa – Giải trí | Cập Nhật Thông Tin 24h Nhanh Nhất
    Nguồn: Sưu Tầm


    Speak Your Mind

    *