April 20, 2024

Bắc Kạn: Phụ nữ Tày thường dành thời gian khâu bằng được thứ này cho ngày Tết

  • Loạt chương trình truyền hình kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ trên sóng VTV có gì đặc biệt?
  • Đội hình U23 Việt Nam đấu U23 Malaysia thay đổi ở 2 vị trí
  • Lời khai của thanh niên 9X sát hại nữ chủ quán cà phê ở Vũng Tàu

  • Clip: Phụ nữ Tày Bắc Kạn khâu quả còn đuôi sóc trong ngày Tết.

    Trở lại thôn Nà Lại (xã Đại Sảo, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn) lần này, chúng tôi cảm nhận rõ không khí Tết trầm lặng hơn mọi năm, dù thịt vẫn treo trên gác bếp, gà sống thiến vẫn vàng nhuộm trên mâm, mùi rượu men lá vẫn dậy hương nưng nức.

    Bắc Kạn: Phụ nữ Tày thường dành thời gian khâu bằng được thứ này cho ngày Tết - Ảnh 2.

    Bà Nguyễn Thị Én, thôn Nà Lại, xã Đại Sảo, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn đang cùng các cháu mình khâu những quả còn xinh xắn. Ảnh: Chiến Hoàng

    Nhà bà Nguyễn Thị Én, khi chúng tôi đến, giữa nhà, bà Én cùng cô cháu gái Nguyễn Ngọc Ánh đang bày những mảnh vải đủ sắc rồi tỉ mẩn luồn kim khâu lại thành những quả còn đuôi sóc sặc sỡ sắc màu.

    Bà Én bảo, năm nay do dịch bệnh nên xã không tổ chức hội tung còn, nhưng đã thành thói quen rồi, cứ những ngày này bà lại mang vải ra khâu. Đường kim mũi chỉ trên những quả còn được bà khâu thẳng đều như những hạt ngô nếp. Bàn tay thoăn thoắt, mắt không cần nhìn, chỉ lát thôi những mảnh vải qua tay bà Én đã nên hình nên dạng.

    Chủ nhân của những quả còn cho biết, thường khi tầm mùng 5 Tết, xã đã có hội tung còn, đây là phong tục tập quán của người Tày. Trước khi diễn ra hội tung còn, UBND xã sẽ giao về các thôn tìm người khéo may vá, thêu thùa để khâu những quả còn đuôi sóc.

    Bắc Kạn: Phụ nữ Tày thường dành thời gian khâu bằng được thứ này cho ngày Tết - Ảnh 3.

    Công đoạn thắt tua đuôi cho quả còn được bà Nguyễn Thị Én (thôn Nà Lại, xã Đại Sảo, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn) thực hiện sau khi quả con đã nên hình, nên dạng. Ảnh: Chiến Hoàng

    Theo bà Én, những chiếc còn thường có 7 hoặc 9 nút thắt tua đuôi, ruột quả còn được nhồi bằng thóc, đỗ, ngô… một số người cho cát vào để quả còn thêm nặng, đầm tay khi tung.

    Bắc Kạn: Phụ nữ Tày thường dành thời gian khâu bằng được thứ này cho ngày Tết - Ảnh 4.

    Một chiếc còn đang được bà Nguyễn Thị Én và cháu Nguyễn Ngọc Ánh hoàn thiện. Ảnh Chiến Hoàng

    “Ngày hội xuân, chiếc còn sẽ được những người dự hội quay, tung lên cột còn cao, phía trên cùng là một hoặc hai vòng đồng tâm được dán bằng giấy bản. Người Tày quan niệm quả còn mang theo thóc, ngô, lúa… mà bay trúng hồng tâm năm đó sẽ đem lại may mắn, mùa màng bội thu”, bà Nguyễn Thị Én cho biết thêm.

    Bắc Kạn: Phụ nữ Tày thường dành thời gian khâu bằng được thứ này cho ngày Tết - Ảnh 5.

    Người Tày vùng Đại Sảo, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn cho rằng khi quả còn bay qua được vòng đồng tâm thì năm đó mùa màng sẽ tươi tốt, bội thu. Ảnh: Chiến Hoàng

    Cụ Nguyễn Tiến Vinh, một cụ cao niên của vùng Tày Đại Sảo cho hay, “còn” theo chiết tự Tày có nghĩa là mang theo, thứ quả còn mang theo ở đây là khát vọng mùa màng bội thu của dân bản; chiếc còn có 7 nút thắt tua đuôi là tượng trưng cho con trai 7 vía, 9 nút thắt tua đuôi là con gái 9 vía. Cụ Vinh nói vui, bảo quả còn cũng có còn đực, còn cái là vì thế.

    Trao đổi với PV, ông Hoàng Đức Quỳnh, Bí thư Đảng ủy xã Đại Sảo, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn thông tin, do tình hình dịch bệnh đang khá phức tạp nên năm nay, địa phương sẽ dừng tổ chức hội xuân.

    Theo ông Quỳnh, việc thực hiện “5k” của người dân trên địa bàn xã rất tốt, nhờ đó mà xã Đại Sảo chưa có ca F0 trong cộng đồng nào. Ông Quỳnh mong muốn, trong những ngày Tết, người dân địa phương không chủ quan, lơ là, tiếp tục thực hiện tốt “5k” để đảm bảo an toàn cho bản thân, gia đình và cộng đồng trước dịch bệnh Covid-19.

    Văn hóa – Giải trí | Cập Nhật Thông Tin 24h Nhanh Nhất
    Nguồn: Sưu Tầm


    Speak Your Mind

    *