April 27, 2024

Nguyên nhân khiến nhiều đứa trẻ thà im lặng chịu bị bạn BẮT NẠT chứ nhất quyết không kể với bố mẹ!

  • Áo vàng Petr Rikunov và Lê Nguyệt Minh bị cảnh cáo vì gây gổ sau đích đến
  • Con trai Đại tướng Võ Nguyên Giáp: “Lúc sinh thời, cha tôi luôn xúc động khi nhắc tới Điện Biên Phủ”
  • Petr Rikunov gặp sự cố, Martin Laas chiến thắng tại TP Cần Thơ

  • Những năm gần đây, tình trạng bạo lực học đường ngày càng tăng cao, nhiều vụ việc nghiêm trọng xảy ra gây rúng động dư luận. Tuy nhiên, một điều mà mọi người thắc mắc, đó là tại sao nhiều đứa trẻ khi bị bạo lực học đường lại không chia sẻ, cầu cứu cha mẹ mà chọn cách im lặng? Từng có trường hợp một nữ sinh bị bạn học đánh suốt một học kỳ nhưng gia đình không hay biết. Chỉ đến khi người mẹ một lần tình cờ đi vào phòng, thấy con đang mặc áo cộc tay thì mới phát hiện ra vết bầm tím bất thường trên cánh tay con.

    Trước hết, chúng ta phải tìm hiểu xem, đâu là những kiểu trẻ dễ trở thành nạn nhân bạo lực học đường:

    – Trẻ gầy ốm, có đặc điểm khác biệt về ngoại hình

    Những đứa trẻ có đặc điểm khác biệt về ngoại hình dễ trở thành mục tiêu bị bạo lực học đường. Có thể là đứa trẻ thấp bé, gầy còm, nhẹ cân hơn bạn bè cùng trang lứa, hoặc có tư thế đi kì lạ, hoặc có một số khuyết điểm như nói lắp, hàm răng hô, mặt mụn,… Những đứa trẻ nghịch ngợm rất thích lôi yếu điểm của bạn ra để trêu chọc, bắt nạt.

    Nguyên nhân khiến nhiều đứa trẻ thà im lặng chịu bị bạn BẮT NẠT chứ nhất quyết không kể với bố mẹ! - Ảnh 1.

    Ảnh minh họa

    – Trẻ có tính cách nhút nhát, thu mình

    Những đứa trẻ với tính cách nhút nhát, sống nội tâm thường không biết tương tác với người xung quanh, dẫn đến mối quan hệ xã hội kém. Những đứa trẻ nghịch ngợm thích nhắm đến đối tượng này bởi biết các em sẽ không có bạn bè nào bênh vực, cũng như không dám đánh trả, la mắng lại chúng.

    Bên cạnh đó, những đứa trẻ có tính cách bất an, hay lo lắng, hoảng sợ cũng là mục tiêu của “du côn học đường”. Do ảnh hưởng của môi trường sống, hoặc sự nghiêm khắc của cha mẹ và các yếu tố khác, một số trẻ có trái tim rất mỏng manh và nhạy cảm. Khi bị bắt nạt, các em thường tỏ ra phục tùng, không dám phản kháng. Nhiều khi các em không dám kể với bố mẹ vì sợ bị bố mẹ trách móc.

    Tại sao trẻ lại im lặng, chịu bị đánh còn hơn kể với cha mẹ?

    – Do thiếu niềm tin vào cha mẹ

    Nhiều bậc cha mẹ thật sự rất kỳ lạ! Khi biết con bị bắt nạt, điều đầu tiên họ làm không phải an ủi con mà lớn tiếng tra hỏi con tại sao không đánh trả lại ngay? Một số vô lý hơn, nghi ngờ: “Con phải làm gì thì nó mới gây sự với con? Tại sao cả lớp đông thế, nó không gây sự với ai lại gây sự với con?”. Một số quan tâm đến con nhưng lại thiếu sự tinh tế. Vừa nghe thấy con bị bắt nạt, họ đã gọi người đến trường làm ầm ĩ lên.

    Những hành động này của cha mẹ khiến trẻ cảm thấy sợ hãi, lo lắng. Trẻ sợ nếu mọi chuyện trở nên nghiêm trọng thì các bạn cùng lớp sẽ nghĩ sao? Ngày mai đi học liệu có được yên ổn? Chính vì vậy, các em thà im lặng chịu đựng còn hơn nói với cha mẹ.

    – Do bị kẻ bắt nạt uy hiếp

    Nguyên nhân chính khiến trẻ nhất quyết giữ bí mật ngay cả khi bị bắt nạt là do kẻ bạo hành dùng nhiều lời lẽ khác nhau để đe dọa trẻ. Chẳng hạn, chúng có thể đe dọa: “Mày mách đi rồi tao gọi thêm người đánh mày tiếp”; “mày mà mách thì sống không yên ở trường này đâu;… Những lời này khiến đứa trẻ sợ hãi, hoảng loạn, dù bị bắt nạt đến mấy cũng không dám kể với ai.

    – Do trẻ xấu hổ

    Khi bước vào tuổi dậy thì, nhiều đứa trẻ trở nên tự lập hơn, thích làm mọi thứ và ngại nhờ người lớn giúp đỡ. Khi gặp rắc rối, trẻ ngại nhờ cậy giáo viên và bạn bè vì sợ bị gọi là “kẻ mách lẻo”. Trong mắt những cô cậu mới lớn có một tâm lý lệch lạc, đó là “mách mẹ”, “mách cô” là… “hèn”. Chính vì suy nghĩ này đã khiến trẻ không dám nhờ cậy sự giúp đỡ từ người lớn.

    Có thể thấy, nguyên nhân trẻ bị bắt nạt ở trường nhưng không dám kể với bố mẹ phần lớn rất khách quan và cũng không hẳn hoàn toàn là do trẻ nhút nhát. Một đứa trẻ bị bắt nạt sẽ gặp phải tổn thương cả về thể chất và tinh thần. Là cha mẹ, chúng ta cần thường xuyên quan tâm, giao tiếp, tâm sự với con hàng ngày, để con tin tưởng, mở lòng. Khi ấy, cha mẹ sẽ dễ dàng phát hiện được những điều bất thường của con và có cách giải quyết kịp thời.


    Speak Your Mind

    *