May 16, 2024

TIN NÓNG 24 GIỜ QUA: Lời khai nghi phạm giết vợ và con gần 1 tuổi; tin mới xét xử vụ Việt Á

  • Taylor Swift tiếp tục “làm giàu” cho nước Anh
  • Bắt đối tượng trộm xe máy và hành hung công an lúc rạng sáng
  • Thương Tín không được cầm 30 triệu đồng cát-xê về nhà sau show diễn

  • Lời khai của nghi phạm giết vợ và con trai gần 1 tuổi rồi đắp chăn ngủ cùng ở Quảng Trị

    Ngày 5/1, nguồn tin của PV Dân Việt tại Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Quảng Trị cho biết, cơ quan này đã ghi nhận lời khai ban đầu của nghi phạm Hồ Văn Ban (SN 1997, trú thôn Ra Lây, xã Ba Nang, huyện Đakrông, Quảng Trị) trong nghi án chồng giết vợ và con trai gần 1 tuổi rồi đắp chăn ngủ cùng ở Quảng Trị.

    TIN NÓNG 24 GIỜ QUA: Lời khai nghi phạm giết vợ và con gần 1 tuổi; tin mới xét xử vụ Việt Á- Ảnh 1.

    Nghi phạm giết vợ và con trai ở Quảng Trị – Hồ Văn Ban bị lực lượng chức năng khống chế trong ngôi nhà của mình. Ảnh: CACC

    Theo lời khai ban đầu của Hồ Văn Ban, nghi phạm này bỗng dưng bị hoang tưởng rằng vợ sẽ giết mình. Vì vậy, Ban rủ vợ là Hồ Thị Đ (SN 2000) cùng tự tử. Tuy nhiên, chị Đ không đồng ý nên xảy ra mâu thuẫn.

    Sau đó, Ban dùng gậy gỗ và rựa đánh, chém vợ tử vong. Sau đó, Ban giết luôn con trai Hồ Văn C chưa đầy 1 tuổi.

    Theo nguồn tin này, nghi phạm Hồ Văn Ban đang nằm viện điều trị nên Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Quảng Trị chưa khai thác được nhiều.

    Như Dân Việt đã đưa tin, gần 3h ngày 4/1, nghe tiếng la hét tại nhà Hồ Văn Ban, người dân, công an, biên phòng, chính quyền địa phương đến kiểm tra.

    TIN NÓNG 24 GIỜ QUA: Lời khai nghi phạm giết vợ và con gần 1 tuổi; tin mới xét xử vụ Việt Á- Ảnh 2.

    Ngôi nhà nơi xảy ra nghi án chồng giết vợ và con trai ở xã Ba Nang. Ảnh: N.V

    Khi đến nơi, lực lượng chức năng thấy Hồ Văn Ban đắp chăn nằm ngủ cùng vợ và con trai. Thấy trên chăn có nhiều vết máu, nghi vấn có án mạng nên lực lượng chức năng kéo chăn ra thì phát hiện vợ và con trai của Ban đã chết, trên người có nhiều vết thương và máu.

    Sau khi bị khống chế, Hồ Văn Ban được đưa đi cấp cứu. Trước đó, thấy vợ con mình tử vong, Ban đã uống chất tẩy rửa, nghi là xà phòng.

    Đối tượng này cũng bị Công an tỉnh Quảng Trị quyết định tạm giữ người trong trường hợp khẩn cấp.

    TIN NÓNG 24 GIỜ QUA: Lời khai nghi phạm giết vợ và con gần 1 tuổi; tin mới xét xử vụ Việt Á- Ảnh 3.

    Lực lượng chức năng có mặt điều tra nghi án chồng giết vợ và con trai ở xã Ba Nang. Ảnh: N.V

    Theo ông Hồ Văn My – Chủ tịch UBND xã Ba Nang, ngày 3/1, Ban chở vợ con về nhà ngoại ở xã Tà Long để nhổ sắn. 16 giờ cùng ngày, Ban mua quần áo cho vợ con để chuẩn bị dự đám cưới. Thế nhưng, sau đó người chồng này bị tình nghi đã giết vợ con.

    Vị Chủ tịch xã cho biết, là người cùng thôn nên ông biết khá rõ về Hồ Văn Ban. Người này thường ngày không uống bia rượu, là người hiền lành, ít giao tiếp với mọi người. Khi có khoảng 3 đến 4 người thì Ban có nói chuyện, nhưng khi thấy đông người hơn thì Ban bỏ đi.

    Hiện, Công an tỉnh Quảng Trị cùng các cơ quan liên quan đang điều tra vụ án mạng nghiêm trọng này.

    Xét xử vụ Việt Á: Hai cựu Bộ trưởng không trả lời được câu hỏi “làm thế nào cho đúng?”

    Như Dân Việt đã thông tin: Chiều 5/1, tại TAND TP.Hà Nội, các luật sư được tiến hành xét hỏi với 38 bị cáo trong vụ án xảy ra tại Công ty Việt Á và các đơn vị, địa phương liên quan.

    Theo cáo buộc, Công ty Việt Á sau khi cùng Học viện Quân y nghiên cứu thành công kit test Covid-19 đã chiếm lấy thành quả, mang đi đăng ký lưu hành rồi sản xuất thương mại, bán với giá cao gây thiệt hại 1.235 tỷ đồng cho Nhà nước cùng nhiều tổ chức, cơ quan.

    TIN NÓNG 24 GIỜ QUA: Lời khai nghi phạm giết vợ và con gần 1 tuổi; tin mới xét xử vụ Việt Á- Ảnh 4.

    Các bị cáo trong vụ Việt Á tại tòa. Ảnh Đ.X

    Tại tòa, nhiều bị cáo khai quá trình nghiên cứu rồi cấp phép nói trên được thực hiện rất nhanh do tình hình chống dịch cấp bách. Phan Quốc Việt, Tổng giám đốc Việt Á, cho hay khi cùng Học viện Quân y ký hợp đồng thực hiện đề tài nghiên cứu, Bộ Khoa học Công nghệ yêu cầu trong 1 tháng phải có sản phẩm sử dụng được, để Bộ Y tế cấp phép lưu hành.

    Còn bị cáo Chu Ngọc Anh, cựu Bộ trưởng Khoa học Công nghệ khi khai về việc này đã cho hay, Chính phủ ra văn bản yêu cầu phải trong 1 tháng phải có kit test, để nghiệm thu giai đoạn 1 chứ không phải sau 1 tháng phải có sản phẩm thương mại.

    Một luật sư đặt câu hỏi, kết quả nghiên cứu kit test nếu muốn thành sản phẩm thương mại, cần tiến hành những bước nào? Bị cáo Ngọc Anh đáp, Bộ Khoa học Công nghệ chỉ quản lý các đề tài, đảm bảo các đơn vị thực hiện đề tài đúng thuyết minh ban đầu còn việc đăng ký sản xuất thuộc về các Bộ liên quan, trong trường hợp kit test là thuộc về Bộ Y tế.

    Luật sư đề nghị HĐXX cho bị cáo Nguyễn Thanh Long, cựu Bộ trưởng Y tế lên bục khai báo và hỏi, sản phẩm kit test nghiên cứu ra cần đăng ký thế nào, chuyển giao cho doanh nghiệp thương mại nào? Nếu không phải Công ty Việt Á thì doanh nghiệp nào khác có đủ điều kiện sản xuất thương mại?

    Cựu Bộ trưởng Bộ Y tế từ chối trả lời câu hỏi trên với lý do bản thân không phụ trách lĩnh vực trang thiết bị, công trình y tế đồng thời đề nghị luật sư gửi văn bản tới Bộ Y tế để được trả lời.

    Vị luật sư cho rằng, cần làm rõ vấn đề, Công ty Việt Á đã làm sai, nhưng nếu đúng quy định cần làm những gì? Nhưng ở đây, chính cựu Bộ trưởng Bộ Y tế còn không trả lời được.

    Một câu hỏi khác từ các luật sư cũng không được trả lời là việc giá thành thực sự của kit test Việt Á sản xuất là bao nhiêu? Theo cáo trạng, Việt Á bán sản phẩm giá 470.000 đồng/test nhưng cơ quan định giá cho rằng, cộng tất cả chi phí và 5% lợi nhuận, nó có giá 147.000 đồng/test

    Về giá cả kit test, Phan Quốc Việt cho rằng nó tùy thuộc tình hình nguyên vật liệu, Công ty Việt Á từng chủ động vấn đề này nên giá thấp nhưng nếu không có, phải mua ngoài trong bối cảnh cả thế giới cùng mua, giá thành sẽ nâng lên.

    Bị cáo Nguyễn Nam Liên, cựu Vụ trưởng Kế hoạch Tài chính Bộ Y tế, thì khai, Công ty Việt Á từng đề xuất giá 600.000 đồng/kit test nhưng sau khi hiệp thương, giá giảm xuống 470.000 đồng.

    “470.000 đồng là giá tạm tính để các cơ quan, đơn vị tạm thanh toán, không được dùng làm hồ sơ thầu”, ông Liên nói. Vị này cho hay, có 7 ngân hàng mua kit test của Việt Á để ủng hộ chống dịch cũng nhất trí con số này, còn về thực sự nó có giá bao nhiêu, chính ông Liên cũng chưa thể khẳng định.

    TIN NÓNG 24 GIỜ QUA: Lời khai nghi phạm giết vợ và con gần 1 tuổi; tin mới xét xử vụ Việt Á- Ảnh 5.

    Dự kiến, phiên tòa vụ Việt Á sẽ diễn ra trong 20 ngày.

    Theo hồ sơ vụ án, Phan Quốc Việt cùng đồng phạm tại Công ty Việt Á và hàng loạt quan chức có 4 sai phạm chính trong quá trình nghiên cứu kit test, đăng ký lưu hành rồi bán trái phép với giá cao hơn thực tế.

    Sai phạm đầu tiên trong nghiên cứu, cáo trạng thể hiện năm 2020, Covid-19 bùng phát nên Chính phủ giao Bộ Khoa học Công nghệ tích cực nghiên cứu, chế tạo sinh phẩm phòng chống dịch. Việc nghiên cứu kit test Covid sau đó được giao Học viện Quân y chủ trì với kinh phí 18,9 tỷ đồng.

    Phan Quốc Việt đã thông đồng với Trịnh Thanh Hùng, Vụ phó thuộc Bộ Khoa học Công nghệ, tác động người liên quan để Công ty Việt Á được tham gia cùng Học viện Quân y. Bị cáo Chu Ngọc Anh, Bộ trưởng Khoa học Công nghệ khi đó ký quyết định đồng ý việc này.

    Kết quả nghiên cứu là tài sản nhà nước, do Bộ trưởng Chu Ngọc Anh đại diện sở hữu nhưng bị cáo này cùng cấp dưới là Thứ trưởng Phạm Công Tạc lại để Công ty Việt Á mang đi đăng ký sở hữu.

    Cơ quan tố tụng xác định, khi làm những việc vi phạm pháp luật nhưng có lợi cho Việt Á, Chu Ngọc Anh nhận từ Phan Quốc Việt 200.000 USD; Phạm Công Tạc nhận 50.000 USD còn Trịnh Thanh Hùng nhận 350.000 USD.

    Do vậy, các ông Chu Ngọc Anh, Phạm Công Tạc bị truy tố về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” còn Trịnh Thanh Hùng bị cho phạm tội “Nhận hối lộ” (ông Hùng vừa bị tòa quân sự phạt 15 năm tù trong vụ việc tại Học viện Quân y).

    Sai phạm tiếp theo xảy ra tại Bộ Y tế trong quá trình cấp phép lưu hành sản phẩm kit test cho Công ty Việt Á. Cáo trạng thể hiện Phan Quốc Việt dùng kết quả nghiên cứu cùng Học viên Quân y đi đăng ký tại Bộ Y tế, để Việt Á sản xuất thương mại, bán ra thị trường.

    Bị can Nguyễn Văn Trịnh, cựu Trợ lý Phó thủ tướng khi đó đã lợi dụng chức vụ, hướng dẫn Phan Quốc Việt soạn thảo các văn bản liên quan cấp phép; tác động đến người của Bộ Y tế để giúp Việt. Bị cáo Trịnh do vậy được Việt cảm ơn 200.000 USD và hiện bị truy tố về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi hành công vụ”.

    Một số người thuộc Bộ Y tế cũng bị cáo buộc có hành vi nhận hối lộ, làm sai quy định giúp Công ty Việt Á được phép sản xuất kit test, bán thương mại. Số này gồm Thứ trưởng khi đó là Nguyễn Thanh Long (nhận 2,25 triệu USD); Nguyễn Huỳnh, cựu Phó phòng Giá Cục Quản lý Dược (nhận 4 tỷ đồng); Nguyễn Minh Tuấn, cựu Vụ trưởng Vụ Trang thiết bị công trình (nhận 300.000 USD); Nguyễn Nam Liên, cựu Vụ trưởng Vụ Tài chính, kế hoạch (nhận 100.000 USD).

    Sai phạm vi phạm đấu thầu, xảy ra khi Công ty Việt Á bán kit test với giá cao cho nhiều cơ quan trên địa bàn cả nước. Quá trình này, Phan Quốc Việt cũng hối lộ hàng loạt bị cáo là những người có thẩm quyền.

    Cơ quan tố tụng cho rằng, một test của Việt Á chỉ có giá 143.000 đồng, gồm tất cả chi phí kèm theo 5% lợi nhuận. Tuy vậy, Phan Quốc Việt bán với giá cao hơn nhiều, như tại Hải Dương là 470.000 đồng/test.

    Tổng cộng, có hơn 4,5 triệu kit test được Công ty Việt Á bán ra, gây thiệt hại 1.235 tỷ đồng, gồm 402 tỷ đồng thuộc về Nhà nước.

    Trong số 402 tỷ thiệt hại nói trên, có 222 tỷ đồng do CDC các tỉnh Hải Dương, Bắc Giang, Nghệ An, Bình Dương gây ra trong quá trình mua, tiêu thụ kit test của Việt Á. Còn 15 tỉnh thành khác gây thiệt hại 180 tỷ đồng.

    Phiên tòa lần này sẽ xử lý các hành vi đưa – nhận hối lộ và vi phạm đấu thầu của các bị cáo là người trong Công ty Việt Á hoặc cơ quan nhà nước các tỉnh Hải Dương, Bắc Giang, Bình Dương, Nghệ An. Hành vi phạm tội của Phan Quốc Việt và Công ty Việt Á tại các tỉnh thành khác được công an các địa phương giải quyết.

    Sai phạm khác trong quá trình mua bán kit test thuộc về các bị cáo Nguyễn Thị Thanh Thủy, cựu chuyên viên Nhà xuất bản Giáo dục và Nguyễn Bạch Thùy Linh, Giám đốc Công ty SNB Holdings.

    Họ bị cáo buộc lợi dụng ảnh hưởng của mình với “người có thẩm quyền trong cơ quan Nhà nước”, yêu cầu Công ty Capital (của Singapore) mua số kit test trị giá 1 triệu USD (23,5 tỷ đồng) từ Việt Á để tặng Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, dùng cho phòng chống dịch.

    Qua đây, Phan Quốc Việt chi 40% “hoa hồng” cho Thủy và Linh, tương đương hơn 8 tỷ đồng. Cả 2 người này bị truy tố về tội “Lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi”.

    Vợ ông Lưu Bình Nhưỡng nộp 300 nghìn USD giúp chồng khắc phục hậu quả

    Tối 5/1, nguồn tin của Dân Việt xác nhận, vợ ông Lưu Bình Nhưỡng – cựu Phó trưởng Ban Dân nguyện thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã nộp tiền nhằm khắc phục hậu quả cho chồng.

    Theo đó, vợ ông Lưu Bình Nhưỡng đã tới Cục Thi hành án dân sự tỉnh Thái Bình nộp 300.000 USD (khoảng hơn 7 tỷ đồng) để khắc phục hậu quả cho chồng.

    Đây là diễn biến mới nhất liên quan vụ bắt ông Lưu Bình Nhưỡng.

    Như Dân Việt đã đưa tin, ngày 14/11/2023, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Thái Bình đã ra quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam, lệnh khám xét nơi ở, nơi làm việc đối với ông Lưu Bình Nhưỡng (sinh năm 1963) trú tại quận Tây Hồ, TP.Hà Nội để điều tra về tội “Cưỡng đoạt tài sản”, quy định tại Điều 170 Bộ luật Hình sự.

    Đây là kết quả điều tra mở rộng vụ án Phạm Minh Cường, sinh năm 1986 (thường gọi là Cường “quắt”, là đối tượng hình sự, có 3 tiền án), trú tại xã Thụy Xuân, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình về tội “Cưỡng đoạt tài sản” quy định tại khoản 4, Điều 170 Bộ luật Hình sự.

    TIN NÓNG 24 GIỜ QUA: Lời khai nghi phạm giết vợ và con gần 1 tuổi; tin mới xét xử vụ Việt Á- Ảnh 7.

    Vợ ông Lưu Bình Nhưỡng đã nộp khoản tiền tương đương 7 tỷ đồng để khắc phục hậu quả cho chồng. Ảnh: CATB

    Quá trình bắt, khám xét, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Thái Bình thu giữ nhiều đồ vật, tài liệu có dấu hiệu vi phạm pháp luật phục vụ công tác điều tra mở rộng vụ án.

    Đến ngày 26/12/2023, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Thái Bình ra quyết định bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự số 13/QĐ-CSĐT, quyết định bổ sung quyết định khởi tố bị can số 05/QĐ-CSĐT đối với ông Lưu Bình Nhưỡng về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi”, quy định tại khoản 4, Điều 358 Bộ luật Hình sự.

    Đây là diễn biến trong quá trình mở rộng điều tra vụ án Cưỡng đoạt tài sản xảy ra tại huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình do Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Thái Bình thụ lý, ngày 14/11/2023 đã khởi tố bị can đối với ông Lưu Bình Nhưỡng về tội “Cưỡng đoạt tài sản”.

    Theo Công an tỉnh Thái Bình, kết quả điều tra cho thấy ngoài hành vi cưỡng đoạt tài sản, trong thời gian giữ chức vụ Đại biểu Quốc hội, Phó Trưởng ban Dân nguyện, ông Lưu Bình Nhưỡng đã có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi. Bước đầu cơ quan điều tra xác định được số tiền trục lợi hàng trăm nghìn đô la Mỹ.

    Cơ quan Cảnh sát điều tra đang đẩy nhanh tiến độ điều tra, thu thập tài liệu, chứng cứ phục vụ việc giải quyết vụ án; đồng thời mở rộng điều tra vụ án, đảm bảo xử lý toàn diện, triệt để đúng quy định của pháp luật.

    Sắp mở lại phiên tòa xét xử “3 cựu công an bắn dê” ở Hà Nội

    Như Dân Việt đã thông tin: TAND TP.Hà Nội vừa quyết định ngày 19/1 sẽ mở lại phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án “3 cựu công an bắn dê” xảy ra ở huyện Mỹ Đức (Hà Nội).

    Trước đó, ngày 12/10/2023, TAND TP.Hà Nội đã mở phiên tòa sơ thẩm. Tuy nhiên, do vắng mặt bị hại và nhân chứng nên HĐXX đã quyết định hoãn phiên tòa.

    Các bị cáo gồm: Nguyễn Văn Nhân, cựu đại úy; Bùi Đình Việt và Bùi Tiến Tùng, cùng là cựu thượng úy. Họ chịu cáo buộc bắn chết dê của người dân hồi cuối tháng 6/2023.

    TIN NÓNG 24 GIỜ QUA: Lời khai nghi phạm giết vợ và con gần 1 tuổi; tin mới xét xử vụ Việt Á- Ảnh 9.

    Ba cựu công an bắn dê của người dân ở Hà Nội sẽ hầu tòa vào ngày 19/11 tới đây.

    Nội dung vụ việc thể hiện, trưa 26/6/2023, các bị cáo: Nguyễn Văn Nhân, Bùi Đình Việt và Bùi Tiến Tùng đi ô tô, mang theo một khẩu súng hơi vào khu vực núi Mào Gà, thôn Ái Nàng, xã An Phú, huyện Mỹ Đức để bắn chim.

    Họ sau đó lại bắn chết hai con dê vì cho rằng là dê núi. Người dân khi phát hiện việc này đã chặn 3 người cùng chiếc ô tô lại để yêu cầu cơ quan chức năng đến giải quyết.

    Hôm sau, Cơ quan CSĐT Công an TP.Hà Nội đã ra quyết định khởi tố vụ án, tạm giữ cả 3 bị cáo. Giám đốc Công an TP.Hà Nội cũng ra quyết định tước danh hiệu công an nhân dân với 3 người này.

    Gia đình 3 bị cáo sau đó đã gặp người có dê bị bắn chết để xin lỗi và bồi thường 20 triệu đồng.

    Ba bị can này sau đó bị truy tố về tội “Trộm cắp tài sản”.

    Chủ bán vé số Vietlott bất ngờ nhận được 50 triệu đồng sau khi người đàn ông lái xe ôm trúng hơn 96 tỷ đồng

    Như Dân Việt đã thông tin: Ngày 5/1, bà Ngô Thị Vẹn (43 tuổi) chủ tiệm bán vé số Tấn Phát ở lô D, chung cư Lạc Long Quân, phường 5 (quận 11, TP.HCM) vẫn chưa hết vui mừng khi được một người trúng vé số Vietlott hơn 96 tỷ đồng cho 50 triệu đồng.

    TIN NÓNG 24 GIỜ QUA: Lời khai nghi phạm giết vợ và con gần 1 tuổi; tin mới xét xử vụ Việt Á- Ảnh 10.

    Bà Ngô Thị Vẹn (43 tuổi) chủ tiệm bán vé số Tấn Phát ở lô D, chung cư Lạc Long Quân, phường 5 (quận 11) vẫn chưa hết bất ngờ khi được người đàn ông tặng 50 triệu đồng sau khi trúng vé số Vietlott hơn 96 tỷ đồng. Ảnh: Chinh Hoàng

    Bà Vẹn cho biết, ngày 24/11/2023, một người đàn ông chạy xe máy đến tiệm bà mua một tờ vé số Mega 6/45 của Vietlott. Đến gần 19h cùng ngày, bà bất ngờ được nhân viên Vietlott nhắn tin qua Zalo chúc mừng điểm bán của bà có một khách hàng trúng Jackpot trị giá hơn 96 tỷ đồng.

    TIN NÓNG 24 GIỜ QUA: Lời khai nghi phạm giết vợ và con gần 1 tuổi; tin mới xét xử vụ Việt Á- Ảnh 11.

    Hình ảnh ông D. nhận giải thưởng Vietlott hơn 96 tỷ đồng. Ảnh: M.H

    Bà Vẹn chia sẻ: “Hay tin có người trúng mà tôi giật thót tim, như không tin vào sự thật. Tôi bán vé số hơn 2 năm nay, chưa có khách nào trúng giải đặc biệt từ vé số truyền thống đến Vietlott”.

    Theo chủ tiệm bán vé số, ngày 29/12/2023, người trúng giải mới đến Công ty Xổ số điện toán Việt Nam lãnh tiền. Người này sau đó có nhờ nhân viên công ty thay mặt thưởng giúp bà 50 triệu đồng.

    Bà Vẹn chia sẻ khoảnh khắc vui mừng khi được tặng 50 triệu đồng từ người đàn ông lái xe ôm sau khi trúng vé số Vietlott hơn 96 tỷ đồng. Clip: Chinh Hoàng

    Vài ngày sau, nhân viên Vietlott đã đến lô D, chung cư Lạc Long Quân chuyển khoản cho bà số tiền trên. Sau đó, bà cũng in băng rôn treo trước tiệm về thông tin có người trúng thưởng, mong mọi người tiếp tục đến ủng hộ.

    “Người trúng vé số không quay lại tiệm trực tiếp trao quà vì họ giữ bí mật thông tin cá nhân, qua đây tôi cũng xin cảm ơn người trúng giải. Gần Tết mà được thưởng 50 triệu đồng, thật sự tôi rất mừng vì có thêm tiền để nuôi con. Qua thông tin tôi nắm được thì vị khách này là người lao động nghèo, chạy xe ôm”, bà Vẹn tâm sự.

    Trước đó, ngày 29/12/2023, Công ty Xổ số điện toán Việt Nam cũng cho biết đã trao giải thưởng Jackpot xổ số tự chọn Mega 6/45, kỳ quay thưởng 01125 cho ông D. với số tiền hơn 96 tỷ đồng.

    Ông D đã mua bộ số trúng thưởng là 05-18-22-34-41-45 tại điểm bán hàng số 06 lô D, chung cư Lạc Long Quân, quận 11. Với giải thưởng hơn 96 tỷ đồng, ông D phải nộp thuế thu nhập cá nhân 10% (tương đương 9,6 tỷ đồng).

    Tại buổi lễ, người may mắn này cho biết làm nghề xe ôm tự do. Gia đình ông gồm 20 người thuộc 3 thế hệ đang sống trong một căn nhà nhỏ ở TP.HCM. Sau khi trúng giải, ông sẽ trích tiền mua nhà cho con cháu để an cư.

    Nguồn: Sưu tầm


    Filed Under: XÃ HỘI Tagged With: , , , , , , , , , , , , , ,

    Speak Your Mind

    *