May 14, 2024

Kênh đầu tư mới đang khiến giới tài phiệt Gen Z mê mệt, thu lời không kém bất động sản hay chứng khoán

  • Nữ sinh lai Tây ở Cần Thơ body đầy đặn, nét đẹp sắc sảo, từ chối thi hoa hậu vì điều này
  • Bắt nóng đối tượng trộm ô tô tải tại Lâm Đồng
  • Ánh Viên dạy bơi cho trẻ em Hà Nội sau khi hủy trận 'thủy chiến' sông Hồng

  • Giới nhà giàu trẻ châu Á đang săn lùng món đầu tư nào?

    CNBC đưa tin, các nhà sưu tập trẻ và giàu có châu Á đang thúc đẩy nhu cầu sở hữu các tác phẩm nghệ thuật, đặc biệt thông qua các kênh trực tuyến. Họ trở thành những khách hàng quan trọng đối với các nhà đấu giá quốc tế.

    Mặc dù còn là những nhà đầu tư khá mới trong thị trường, song Gen Z (12 – 27 tuổi) và Millennials (28 – 43 tuổi) đã mạnh tay chi tiêu cho việc mua các tác phẩm nghệ thuật.

    Theo Art, chỉ riêng nửa đầu năm 2023, mức chi tiêu trung bình cho tranh và đồ cổ của khách hàng Millennials đạt giá trị 59.785 USD. Con số này với nhà đầu tư Gen Z là 56.000 USD. So với năm 2022, cả hai nhóm đối tượng này mới chỉ chi được lần lượt là 61.820 USD và 65.000 USD.

    Một người phát ngôn chia sẻ với CNBC rằng trong phiên đấu giá Hong Kong 2023 Autumn Auctions của Christie’s, khách hàng Trung Quốc chi tiền nhiều hàng đầu. Một báo cáo từ nhà đấu giá cho thấy số người mua Gen Z mới tăng 65% vào năm 2023. Báo cáo thường niên mới nhất của Phillips cho thấy thế hệ Millennials chiếm gần 1/3 số người mua toàn cầu và 40% người mua châu Á vào năm 2022.

    Kênh đầu tư mới đang khiến giới tài phiệt Gen Z mê mệt, thu lời không kém bất động sản hay chứng khoán - Ảnh 1.

    Ảnh minh hoạ

    Cụ thể hơn, nhà đầu tư trẻ đang sưu tập những gì?

    Theo báo cáo của Art Basel & UBS, thế hệ Millennials chi tiêu nhiều nhất cho các tác phẩm điêu khắc, tác phẩm nghệ thuật sắp đặt, ảnh, phim ảnh và video-art. Trong khi nhà đầu tư Gen Z chuộng nghệ thuật kỹ thuật số và tranh in.

    Erin Remington (Giám đốc bán hàng và giám tuyển tại phòng trưng bày Saatchi Art) cho hay người trẻ bị thu hút bởi những tác phẩm mang tính tượng hình. Họ cũng có nhu cầu sở hữu bức tranh phong cảnh siêu thực khắc họa không gian tâm linh.

    Nhà môi giới nghệ thuật trực tuyến Artsy cho biết có tới 64% người mua trẻ tuổi (18 đến 36) cảm thấy điều quan trọng là phải có các nghệ sĩ mới nổi trong bộ sưu tập của họ.

    Trong khi đó, Đại diện Christie’s cho biết thêm rằng ở châu Á, những người mua thuộc thế hệ Millennials đang sưu tập cả tác phẩm nghệ thuật đương đại và cổ điển của châu Á, “phản ánh mong muốn kết nối với cội nguồn và văn hóa của họ”.

    Kênh đầu tư mới đang khiến giới tài phiệt Gen Z mê mệt, thu lời không kém bất động sản hay chứng khoán - Ảnh 2.

    Ảnh minh hoạ

    Tại sao người giàu đổ tiền đầu tư tác phẩm nghệ thuật?

    Theo The Guardian, giữa biến động khó lường về địa chính trị, lạm phát gia tăng, chứng khoán sụt giảm, nền kinh tế suy thoái toàn cầu thì thị trường sưu tầm tác phẩm nghệ thuật lại càng bùng nổ.

    Chuyên gia phân tích thị trường nghệ thuật – bà Georgina Adam nhận định: “Người giàu đang giàu lên khủng khiếp. Một khi đã ở vào đẳng cấp của giới siêu giàu, kỳ thực, không có nhiều thứ mà họ có thể mua để thực sự khiến bản thân họ cảm thấy tự hào”.

    Theo tâm lý của người giàu có, thứ họ muốn sở hữu không chỉ đắt mà còn phải “độc nhất vô nhị” và chỉ mình họ có được. Các tác phẩm nghệ thuật đáp ứng được mong muốn này. Họ tìm đến chúng để khẳng định địa vị và gu thẩm mỹ cá nhân.

    Cũng theo bà Georgina Adam, trong vài năm gần đây, toàn cầu đã có thêm 700 tỷ phú triệu đô đến từ các quốc gia khác nhau trên thế giới. Do đó, khi danh xưng “siêu giàu” ngày càng phổ biến thì mong muốn xác lập vị thế của người giàu có thực sự càng trở nên gay gắt hơn.

    Kênh đầu tư mới đang khiến giới tài phiệt Gen Z mê mệt, thu lời không kém bất động sản hay chứng khoán - Ảnh 3.

    Ảnh minh hoạ

    Một nguyên nhân khác khiến tác phẩm nghệ thuật trở thành món đồ được săn đón là bởi giá trị đầu tư của chúng. Với giới siêu giàu, chúng được xem là kênh đầu tư an toàn, nơi họ cất khoản tiền nhàn rỗi và chờ đợi sinh lời về sau. Đối với thị trường sưu tầm tác phẩm nghệ thuật, món đồ nào càng đắt thì khoản tiền thu về sau càng khổng lồ khi chúng được rao bán lại trên thị trường.

    Chuyên gia phân tích thị trường nghệ thuật – ông Anders Petterson chia sẻ về sự khôn ngoan của người giàu khi sưu tầm tác phẩm nghệ thuật: “Sau khi chứng kiến những cuộc khủng hoảng tài chính, nhiều nhà đầu tư nhận thấy rằng họ vẫn cần phải đặt đồng tiền của mình vào những tài sản hữu hình, đó phải là những tài sản có giá trị bền bỉ qua thời gian”.

    Thực tế, giới sưu tầm tác phẩm nghệ thuật nghệ thuật đang có sự dịch chuyển. Trong số đó những nhà đầu tư đến từ châu Á ngày càng xuất hiện nhiều hơn. Giới đầu tư cũng có những gương mặt trẻ, mới bắt đầu biết đến sưu tầm tác phẩm nghệ thuật nhưng đã chi rất bạo.

    Ngoài ra, thị trường sưu tầm nghệ thuật đang ngày càng mở rộng quy mô, dễ tiếp cận nhờ có những phiên đấu giá trực tuyến. Điều này khiến số lượng người quan tâm tới hoạt động mua bán tác phẩm nghệ thuật đang ngày càng gia tăng chóng mắt. Giờ đây, ai cũng có thể ngồi trước màn hình từ nhà của mình để theo dõi 1 phiên đấu giá. Điều này khiến họ nhận thấy mình cũng bị hấp dẫn bởi hoạt động mua bán tác phẩm nghệ thuật và một ngày nào đó cũng nhanh chóng tham gia thị trường này.

    Nguồn: CNBC, The Guardian


    Speak Your Mind

    *