May 6, 2024

Hết Tết, bánh chưng bánh tét thi nhau “lại gạo”: Hiện tượng quen thuộc nhưng nhiều dân mạng vẫn thắc mắc không biết là gì?

  • Hoa hậu Ngọc Hân thi đỗ tuyển sinh Thạc sĩ với thứ hạng cao
  • Ông Kim Sang Sik phải đưa đội tuyển Việt Nam vào chung kết AFF Cup 2024
  • Trộm dây cáp Nhà máy điện gió trị giá hơn 28 tỷ đồng, lấy lõi đồng đem bán

  • Kỳ nghỉ Tết đã qua nhưng các món ăn mang đặc trưng ngày Tết như bánh chưng, bánh tét dường như vẫn còn xuất hiện trong bữa ăn của rất nhiều người. Bởi sau Tết, những gia đình gói nhiều bánh thường sẽ dành để ăn tiếp hoặc cho các con mang lên thành phố đi học, đi làm có bánh ăn. Tuy nhiên, đây là lúc chúng ta gặp một hiện tượng cực kỳ quen thuộc ở bánh chưng, bánh tét, đó chính là hiện tượng bánh bị “lại gạo”.

    Bánh chưng “lại gạo” sẽ cứng lại (Ảnh minh hoạ, nguồn: @lancao_1992)

    Lại gạo là hiện tượng những chiếc bánh từ gạo (thường là gạo nếp) bị trở lại khô cứng như lúc gạo chưa nấu chín. Khi đó, ăn bánh sẽ có cảm giác bị sượng như đang ăn gạo sống vậy. Vì thế nên mới có cách gọi là bánh chưng bánh tét bị “lại gạo”.

    Thường thì khi để lâu, bánh chưng, bánh tét sẽ bị lại gạo. Hiện tượng này cũng có thể xảy ra khi chúng ta để bánh trong môi trường lạnh như ngăn mát hoặc ngăn đá của tủ lạnh. Khi đó, để có thể xử lý những chiếc bánh này, đa số mọi người sẽ mang đi chế biến lại bằng nhiều cách khác nhau.

    Một số cách mà mọi người thường sử dụng để xử lý bánh chưng hoặc bánh tét lại gạo như luộc lại, rán bằng nước hoặc dầu, nấu cháo, làm pizza bánh chưng…

    Hết Tết, bánh chưng bánh tét thi nhau lại gạo: Hiện tượng quen thuộc nhưng nhiều dân mạng vẫn thắc mắc không biết là gì? - Ảnh 2.

    Luộc lại là cách đơn giản nhất để xử bánh chưng lại gạo (Ảnh: Facebook)

       

    Một số người chọn cách rán bánh chưng hoặc làm pizza bánh chưng, vừa xử lý được bánh bị lại gạo mà còn có món mới thơm ngon, hấp dẫn (Nguồn: Facebook)

    Giờ thì mang những chiếc bánh chưng hay bánh tét bị lại gạo ra và “xử lý” chúng ngay thôi!


    Speak Your Mind

    *