May 18, 2024

“Đào, phở và piano”: Chuyện của phim “cúng cụ” và bài học cần tỉnh ngộ!

  • Phạm Quỳnh Anh có một điểm “vàng“ trên gương mặt khiến khối chị em ghen tị
  • Giải chạy đêm Ho Chi Minh City Night Run Eximbank 2024 chính thức khai mạc
  • Nam Định thua ngược Thể Công – Viettel ở phút bù giờ

  • Đã đến lúc phải thay đổi tư duy về phim Nhà nước đặt hàng

    “Đào, phở và piano” do Cục Điện ảnh (Bộ VHTTDL) đặt hàng, Công ty Cổ phần Phim truyện 1 sản xuất. Phim được Nhà nước đầu tư 100% kinh phí sản xuất, với mức đầu tư 20 tỷ đồng. Những ngày đầu, khi thông tin phim được khởi quay, hoàn thiện, ra mắt… đăng tải trên các phương tiện truyền thông, phim vẫn không thực sự gây chú ý. Quan niệm các phim Nhà nước đặt hàng chủ yếu để làm nhiệm vụ tuyên truyền gần như “ăn sâu bén rễ” trong suy nghĩ của số đông công chúng nên “Đào, phở và piano” dù có gây sự lạ ở tên phim thì vẫn không mấy người để ý.

    “Đào, phở và piano”: Chuyện của phim “cúng cụ” và bài học cần tỉnh ngộ!- Ảnh 1.

    Cảnh khán giả xếp hàng mua vé xem “Đào, phở và piano” tại Trung tâm Chiếu phim Quốc gia. Ảnh: Tuấn Đức

    Chỉ đến khi phim chính thức được phát hành ở Trung tâm Chiếu phim Quốc gia và hệ thống đặt vé của Trung tâm này gặp sự cố “sập web” thì phim mới trở nên gây sốt. Điều lạ là trong khi phim “Mai” của Trấn Thành đang soán ngôi phòng vé với hàng nghìn suất chiếu mỗi ngày tại các hệ thống rạp chiếu trên toàn quốc thì khán giả vẫn đặt vé bình thường, mà “Đào, phở và piano” mới ra rạp đã gây nên sự cố “sập web”. Nhìn nhận ở góc độ nào thì cũng thấy rõ “cái rủi” đã giúp nhà phát hành vợt được “cái may”. Lần đầu tiên một phim trở Nhà nước đặt hàng trở thành “hiện tượng” nhờ sự cố kỹ thuật.

    Điều này cho thấy, đã đến lúc cần thay đổi quan niệm, phim Nhà nước đặt hàng chỉ làm nhiệm vụ tuyên truyền, cổ động; đã đến lúc phải đưa phim Nhà nước ra rạp chiếu và vận hành chúng theo đúng quy luật thị trường. Muốn làm được điều đó, trước hết phải thay đổi tư duy và sửa đổi các quy định phát hành, phổ biến phim Nhà nước đặt hàng vốn đã có trước đây.

    Chia sẻ với Dân Việt, ông Vi Kiến Thành – Cục trưởng Cục Điện ảnh cho biết, trước khi “Đào, phở và piano” được phát hành, Bộ VHTTDL đã có Quyết định số 316 /QĐ- BVHTTDL ngày 6/2/2024 phê duyệt kế hoạch phát hành, phổ biến thí điểm một số phim sản xuất bằng ngân sách Nhà nước. Cụ thể là phim “Đảo, phở và piano”, “Hồng Hà nữ sĩ” và 6 phim hoạt hình. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có các quy định về trích tỷ lệ phần trăm doanh thu cho các đơn vị phát hành tư nhân đối với các phim do Nhà nước đặt hàng.

    “Đào, phở và piano”: Chuyện của phim “cúng cụ” và bài học cần tỉnh ngộ!- Ảnh 2.

    “Đào, phở và piano” tạo nên cơn sốt nhờ sự cố kỹ thuật. Ảnh chụp màn hình

    “Không phải Bộ không muốn phổ biến phim rộng rãi mà do các phim sử dụng ngân sách như “Đào, phở và piano” bị vướng cơ chế, chỉ được đầu tư kinh phí sản xuất chứ không có tiền cho quảng bá, phát hành. Hệ thống rạp lớn hầu hết là của tư nhân hay liên doanh với nước ngoài nên muốn phát hành ở các rạp đó thì phim phải phân chia lợi nhuận, nhưng doanh thu của phim do Nhà nước đặt hàng lại phải nộp vào ngân sách. Đến nay vẫn chưa có quy định về trích tỉ lệ phần trăm phát hành phim do Nhà nước đặt hàng đối với các đơn vị phát hành phim ở hệ thống rạp”, ông Vi Kiến Thành nói.

    Bởi lẽ đó, phim thiếu chiến lược quảng bá, truyền thông và không hề có sự chủ động trong khâu phát hành. Sự cố “sập web” của Trung tâm Chiếu phim Quốc gia cho thấy việc bị động về mặt chuẩn bị hạ tầng kỹ thuật và nhân lực. Việc hai cụm rạp Beta Cinema và Cinestar nhận phát hành “Đào, phở và piano” phi lợi nhuận, tiền vé thu được nộp lại vào ngân sách Nhà nước cũng là “hữu xạ tự nhiên hương” chứ hoàn toàn không phải do Nhà nước chủ động đặt vấn đề.

    “Đào, phở và piano” đã vượt ra khuôn khổ của một phim “cúng cụ”

    “Đào, phở và piano” lấy cảm hứng từ cuộc chiến 60 ngày đêm vào cuối năm 1946, đầu năm 1947 của quân dân Hà Nội với câu chuyện tình yêu của anh tự vệ (Doãn Quốc Đam đảm nhận) và cô tiểu thư Hà thành (Cao Thùy Linh đảm nhận). Tham gia diễn xuất còn có NSND Trần Lực, NSND Trung Hiếu, ca sĩ Tuấn Hưng… Nhiều người nhìn nhận, dù đây là một bộ phim Nhà nước đặt hàng nhưng lại quy tụ được một dàn nghệ sĩ tên tuổi. Với một bộ phim muốn ra rạp chiếu thành công thì bên cạnh nội dung cực kỳ hấp dẫn còn phải có các gương mặt nổi tiếng tham gia. Chính những tên tuổi này sẽ là nhân tố cho các chiến lược truyền thông, quảng bá. “Đào, phở và piano” đã làm được điều mà các nhà sản xuất tư nhân đã làm từ lâu và đã gặt hái được nhiều thành công.

    “Đào, phở và piano”: Chuyện của phim “cúng cụ” và bài học cần tỉnh ngộ!- Ảnh 3.

    NSND Trần Lực tham gia “Đào, phở và piano”. Ảnh: FBNV

    Dẫu vậy, nói gì thì nói, chất lượng phim vẫn luôn là yếu tố hàng đầu. Phim có nhiều ngôi sao tham gia và quảng bá tốt đến mấy mà chất lượng tồi thì vẫn chỉ là phim “đắp chiếu”. Chính Cục trưởng Cục Điện ảnh Vi Kiến Thành cũng phải thừa nhận: “Nói gì thì nói, một bộ phim muốn đến gần được với khán giả (dù phim Nhà nước đặt hàng hay phim tư nhân sản xuất) thì đều phải đặt chất lượng lên hàng đầu và phải gần với thị hiếu của khán giả”.

    Và “Đào, phở và piano” đã vượt ra khỏi ranh giới của một bộ phim “cúng cụ” thông thường để chạm được tới cảm xúc của người xem. Trên mạng xã hội, nhiều người xếp bộ phim này vào hàng “phim nghệ thuật đáng xem để hiểu thêm về Hà Nội”. Nhiều lời khen ngợi từ phía khán giả sau khi xem phim cũng đã góp phần khiến bộ phim trở nên hút người xem.

    Chia sẻ với Dân Việt, nhà biên kịch Trịnh Thanh Nhã cho rằng, “Đào, phở và piano” đã vượt ra khỏi khuôn khổ đã trở thành lối mòn của một bộ phim làm từ ngân sách Nhà nước. Phim không có điểm “rơi” nào nhưng liên tục nâng cảm xúc của người xem. Phim dù nhẹ nhàng nhưng có những tình tiết không thể đoán trước được nên khán giả bị cuốn theo”.

    “Đào, phở và piano”: Chuyện của phim “cúng cụ” và bài học cần tỉnh ngộ!- Ảnh 4.

    “Đào, phở và piano” có sự tham gia của nhiều ngôi sao. Ảnh: NSX

    PGS.TS Nguyễn Hoàng Ánh – nguyên giảng viên Đại học Ngoại Thương bày tỏ: “Chưa bao giờ xem phim mà tôi khóc nhiều như khi xem “Đào, phở và piano”. Đạo diễn đã rất thành công trong việc tạo nên một khung cảnh bi tráng, hào hoa và lãng mạn, một bài thơ đậm chất Hà Nội rất đi vào lòng người. Phần đầu không thu hút lắm… nhưng phim càng xem càng cuốn, khơi gợi được cảm xúc của khán giả, khiến ta bỏ qua những chi tiết vô lý. 

    Cái kết đau thương của bộ phim càng làm cho sự hào hoa, lãng mạn, cốt cách bi hùng của những con người trụ lại Hà Nội năm ấy càng ấn tượng hơn. Như một cô em của tôi khi xem phim cùng đã nói: “Dù chiến tranh thì tình yêu vẫn nảy nở, dù bom đạn, cái chết cận kề người Hà Nội vẫn cứ duy mỹ theo cách mà mỗi người muốn”. Chính tinh thần đó đã làm nên thành công của bộ phim. Các diễn viên nhìn chung đều tròn vai, nhất là nữ chính càng về sau càng tốt”.

    “Đào, phở và piano”: Chuyện của phim “cúng cụ” và bài học cần tỉnh ngộ!- Ảnh 6.

    Một cảnh tronhg “Đào, phở và piano”. Ảnh chụp màn hình

    Nhà nghiên cứu văn hóa Ngô Hương Giảng cảm thấy tiếc cho “Đào, phở và piano” khi đã không có sự đầu tư và quảng bá trong khâu phát hành – phổ biến phim. Theo ông Giang, bộ phim đậm tính nghệ thuật, giàu giá trị lịch sử, dàn diễn viên có nghề… quá phù hợp để công chiếu rộng rãi trên các rạp. Nếu làm tốt các khâu quảng bá và phát hành, bộ phim chắc chắn sẽ phá vỡ kỷ lục doanh thu của các bộ phim làm từ ngân sách Nhà nước trước đây. Đặc biệt, phim sẽ không phải “đắp chiếu” nằm im trong kho sau khi đã hoàn thành sứ mệnh truyên truyền, cổ động trong các ngày lễ lớn.


    Filed Under: Giải trí Tagged With: , , , , , , , , , , , ,

    Speak Your Mind

    *