May 11, 2024

Vụ Vạn Thịnh Phát: Những điểm đáng chú ý trong ngày đầu phiên tòa

  • Tuyển thủ U23 Việt Nam lập hat-trick cho CLB Đà Nẵng
  • Hot girl đẹp trong trẻo tựa sương mai khiến triệu người ngơ ngẩn
  • Gvardiol lập cú đúp giúp Man City vươn lên đầu bảng

  • 
Vụ Vạn Thịnh Phát: Những điểm đáng chú ý trong ngày đầu phiên tòa
- Ảnh 1.

    Hình ảnh các bị cáo trong vụ Vạn Thịnh Phát được áp giải đến phiên tòa sáng 5/3. Ảnh: L.G

    Ngày 5/3, TAND TP.HCM mở phiên xét xử đại án liên quan đến đến Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và người đứng đầu là bị cáo Trương Mỹ Lan cùng 85 bị cáo. Trong đó có 5 bị cáo bị xét xử vắng mặt (do đang bỏ trốn).

    An ninh phiên tòa siết chặt, nhiều hàng rào được dựng lên

    Từ sáng sớm cùng ngày, có hàng trăm cảnh sát thuộc nhiều đơn vị có mặt tại TAND TP.HCM để đảm bảo công tác an ninh. 8h xe chở các bị cáo trong vụ án Vạn Thịnh Phát đến phiên tòa. Đoàn xe hơn 20 chiếc nối đuôi nhau hai trước và sau có lực lượng CSGT, CSCĐ làm nhiệm vụ hỗ trợ dẫn đường.

    
Vụ Vạn Thịnh Phát: Những điểm đáng chú ý trong ngày đầu phiên tòa
- Ảnh 2.

    Đoàn xe hơn 20 chiếc áp giải các bị cáo vụ Vạn Thịnh Phát đến TAND TP.HCM sáng 5/3. Ảnh: L.G

    
Vụ Vạn Thịnh Phát: Những điểm đáng chú ý trong ngày đầu phiên tòa
- Ảnh 3.

    An ninh xung quanh TAND TP.HCM được thắt chặt. Ảnh: L.G

    
Vụ Vạn Thịnh Phát: Những điểm đáng chú ý trong ngày đầu phiên tòa
- Ảnh 4.

    Ảnh: L.G

    
Vụ Vạn Thịnh Phát: Những điểm đáng chú ý trong ngày đầu phiên tòa
- Ảnh 5.

    Ảnh: L.G

    Lúc 9h bị cáo Trương Mỹ Lan cùng các đồng phạm trong vụ án được lực lượng chức năng dẫn vào trong phiên tòa. Phần làm thủ tục, bị cáo Lan nói: “Trước khi thực hiện các hành vi phạm tội, tôi là Chủ tịch tập đoàn Vạn Thịnh Phát, trú tại 57 Nguyễn Huệ phường Bến Nghé, quận 1, TP.HCM. Trình độ học vấn của bị cáo 12/12. “Bị cáo bị bắt ngày 6/10/2022, lúc 8h30 ngoài đường ở TP.HCM…”. Sau khi nghe bị cáo Lan nói chủ tọa tiếp lời đề nghị đại diện VKS xem lại ngày bắt khởi tố bị cáo Lan.

    
Vụ Vạn Thịnh Phát: Những điểm đáng chú ý trong ngày đầu phiên tòa
- Ảnh 6.

    Chủ tịch tập đoàn Vạn Thịnh Phát – Trương Mỹ Lan, khai báo nhân thân tại TAND TP.HCM. Ảnh: L.G

    
Vụ Vạn Thịnh Phát: Những điểm đáng chú ý trong ngày đầu phiên tòa
- Ảnh 7.

    Chu Lập Cơ, chồng bị cáo Trương Mỹ Lan. Ảnh: L.G

    Tiếp sau bị cáo Lan, Trương Huệ Vân (cháu ruột gọi bị cáo Lan bằng cô), bị cáo buộc giúp sức tích cho bị cáo Lan rút tiền SCB gây thiệt hại 1.100 tỷ đồng khai nhân thân tại tòa: “Bản thân bị cáo trước khi phạm tội là Tổng Giám đốc của tập đoàn Vạn Thịnh Phát. Bị cáo có 2 con nhỏ. Bị cáo bị khởi tố, bắt tạm giam vào ngày 7/10/2022…”.

    Trương Huệ Vân – Tổng giám đốc tập đoàn Vạn Thịnh Phát, cháu ruột Trương Mỹ Lan. Clip: Q.T

    
Vụ Vạn Thịnh Phát: Những điểm đáng chú ý trong ngày đầu phiên tòa
- Ảnh 8.

    Bị cáo Nguyễn Cao Trí. Ảnh: L.G

    Đáng chú ý trong vụ án này, bị cáo Nguyễn Cao Trí lúc được áp giải đến phiên tòa, ông ta đi tập tễnh và cho biết, đang bị đau xương, xin chủ tọa cho vắng mặt trong các phần sau của phiên tòa và ủy quyền cho 2 luật sư.

    Trong vụ án này, tháng 10/2022, bị cáo Trương Mỹ Lan bị bắt nên Nguyễn Cao Trí muốn nhân dịp “nuốt” 1.000 tỷ đồng đã nhận từ bà Lan với những hợp đồng làm ăn trước đó. Vị đại gia sau đó lập khống các văn bản thanh lý hợp đồng, thể hiện không có việc mua bán.

    Trong giai đoạn đầu làm việc với cơ quan điều tra, Nguyễn Cao Trí còn khẳng định không nhận bất cứ khoản tiền nào từ Trương Mỹ Lan và còn tố người phụ nữ “vu khống, bôi nhọ danh dự” ông ta. Cáo trạng đánh giá hành vi này thể hiện “ý thức chiếm đoạt tiền đến cùng”.

    Một cựu lãnh đạo SCB liên quan Vạn Thịnh Phát được đình chỉ xét xử vì mắc bệnh

    Trong phần khai mạc phiên tòa xét xử vụ án Vạn Thịnh Phát sáng 5/3, chủ tọa Phạm Lương Toản thông báo đã đình chỉ xét xử với bị cáo Nguyễn Thị Phương Loan, cựu thành viên HĐQT ngân hàng SCB vì bà này mắc bệnh.

    
Vụ Vạn Thịnh Phát: Những điểm đáng chú ý trong ngày đầu phiên tòa
- Ảnh 9.

    Các bị cáo vụ Vạn Thịnh Phát đứng cùng lực lương chức năng tại phiên tòa. Ảnh: L.G

    Bà Loan (SN 1955) bị xác định có hành vi giúp sức Trương Mỹ Lan, cựu Chủ tịch SCB, rút tiền của ngân hàng này, gây thiệt hại đặc biệt lớn. Cụ thể, bà Loan ký hợp thức 153 khoản vay sai quy định, gây thiệt hại hơn 59 tỷ đồng.

    Lúc bắt đầu làm thủ tục, xét hỏi nhân thân các bị cáo vụ Vạn Thịnh Phát. Clip: M.H

    Ngoài bà Loan, trong vụ án có 5 bị cáo đang bỏ trốn, bị xét xử vắng mặt gồm Đinh Văn Thành, cựu Chủ tịch HĐQT Ngân hàng SCB; Nguyễn Thị Thu Sương, cựu Chủ tịch HĐQT Ngân hàng SCB; Chiêm Minh Dũng, cựu Phó tổng giám đốc Ngân hàng SCB; Nguyễn Lâm Anh Vũ, cựu Phó giám đốc Chi nhánh Bến Thành SCB; Trầm Thích Tồn, cựu thành viên HĐQT Ngân hàng SCB.

    
Vụ Vạn Thịnh Phát: Những điểm đáng chú ý trong ngày đầu phiên tòa
- Ảnh 10.

    Trương Huệ Vân – Tổng giám đốc tập đoàn Vạn Thịnh Phát, cháu ruột Trương Mỹ Lan. Ảnh: A.T

    Đồng thời cũng liên quan đến Chủ tịch tập đoàn Vạn Thịnh Phát Trương Mỹ Lan, con gái của bị cáo Lan là Chu Diệp Phấn được TAND TP.HCM triệu tập với tư cách là người có nghĩa vụ liên quan. Tuy nhiên, Chu Duyệt Phấn không có mặt tại phiên tòa mà đang ở Hồng Kông.

    Theo cáo trạng của VKSND tối cao, Công ty Cổ phần tập đoàn Vạn Thịnh Phát (VTP), trụ sở tại số 193-203 Trần Hưng Đạo, phường Cô Giang, quận 1, TP.HCM được thành lập và hoạt động theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0301196596 do Sở KH&ĐT TP.HCM cấp. Ngành nghề kinh doanh chính là bất động sản với vốn điều lệ 13.000 tỷ đồng. Người đại diện theo pháp luật là bị cáo Trương Huệ Vân, Tổng Giám đốc (cháu bị can Trương Mỹ Lan).

    Công ty này gồm có 4 cổ đông, sở hữu cổ phần như sau: (Trương Mỹ Lan 60%; bà Elizabeth Chu Yuet Han (Chu Duyệt Hằng – con gái Trương Mỹ Lan) 10%; bà Mary Chu Yuet Fan (Chu Duyệt Phấn – con gái Trương Mỹ Lan) 10%; Công ty Cổ phần Emerald, đại diện là Trương Huệ Vân 20%. HĐQT gồm 6 thành viên do bà Trương Mỹ Lan làm Chủ tịch HĐQT.

    Tước quyền bào chữa nếu luật sư tự ý vắng mặt trong vụ án Vạn Thịnh Phát

    Theo HĐXX, dự kiến phiên tòa sẽ kéo dài từ hôm nay, 5/3 đến 29/4, tùy theo diễn biến mà phiên tòa có thể kéo dài, hoặc kết thúc sớm hơn dự kiến.

    
Vụ Vạn Thịnh Phát: Những điểm đáng chú ý trong ngày đầu phiên tòa
- Ảnh 12.

    Các luật sư tham dự phiên tòa vụ Vạn Thịnh Phát. Ảnh: L.G

    “Các bị cáo trước phiên tòa, trong giờ giải lao được tiếp xúc luật sư để tư vấn pháp luật. Nếu trong thời gian này mà luật sư cảm thấy thời gian tiếp xúc chưa đủ, cần tiếp xúc thêm vào thứ bảy, chủ nhật thì có thể đề nghị HĐXX”, đại diện HĐXX nói và cho hay, luôn tạo điều kiện và tạo điều kiện mức cao nhất cho các bị cáo khắc phục hậu quả. Đây cũng là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho các bị cáo.

    Đồng thời, HĐXX tại TAND TP.HCM cũng nêu rõ luật sư phải tham gia trong tất cả buổi làm việc. Luật sư cần phải được HĐXX đồng ý khi vắng mặt. Nếu không sẽ tước quyền bào chữa.

    Thêm số tiền khắc phục ngay trước phiên tòa Vạn Thịnh Phát từ 10 bị cáo

    Theo VKSND tối cao, gia đình bị cáo Bùi Anh Dũng (cựu Chủ tịch HĐQT SCB) nộp 4,5 tỷ đồng; gia đình bị cáo Phan Tấn Trung (cựu Phó Chánh thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM) nộp 546 triệu đồng; Nguyễn Thanh Tùng (cựu Chủ tịch HĐQT Công ty CP Dầu khí Đông Phương) nộp 500 triệu đồng.

    Gia đình bị cáo Trần Thị Kim Chi (cựu nhân viên Công ty CP Natural Land), Lưu Chấn Nguyên (cựu Giám đốc Phòng Giao dịch Bảy Hiền SCB) nộp 30 triệu đồng/bị cáo.

    Phạm Mạnh Cường (cựu Giám đốc Phòng Tái thẩm định SCB) và Cao Việt Dũng (cựu Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH thương mại và sản xuất Tường Việt) cùng nộp 200 triệu đồng/người; Bùi Nhân (cựu Phó Tổng Giám đốc SCB) nộp 70 triệu đồng; Bùi Đức Khoa (cựu Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Natural Land), và Trần Hoàng Giang (cựu Phó Giám đốc khối phê duyệt tín dụng SCB), mỗi người nộp 50 triệu đồng.

    Liên quan đến Vạn Thịnh Phát, Cơ quan điều tra xác định, từ năm 2018 đến 2020, các nghi phạm liên quan tại Công ty CP Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Công ty CP Tập đoàn Đầu tư An Đông và một số công ty, tổ chức đã có hành vi gian dối, làm trái quy định pháp luật để tạo lập 25 gói trái phiếu.

    Mã trái phiếu bao gồm ADC-2018.09, ADC-2018.09.1, ADC-2019.01, QT-2018.12.1, SNWCH1823001 và 20 mã số hiệu từ SET.H2025.01 đến SET.H2025.20. Các lô trái phiếu này có tổng giá trị hơn 30.000 tỷ đồng đã bán cho người mua (trái chủ) nhằm mục đích huy động tiền rồi chiếm đoạt. Trong ngày 5/3, đã có nhiều nạn nhân bị mất hàng chục tỷ đồng từ trái phiếu SCB, họ đến TAND TP.HCM để ngóng xem phiên tòa. Tuy nhiên, theo cơ quan công tố, nội dung này chưa được xem xét, xét xử…

    Nguồn: Sưu tầm


    Filed Under: XÃ HỘI Tagged With: , , , , , , , , , , , ,

    Speak Your Mind

    *