April 27, 2024

“Bé gái khổng lồ” U60 vẫn phải để mẹ già ngoài 90 nấu cơm, giặt quần áo: Thương hay vô tình hại con một đời?

  • 'Phe vé' Đà Nẵng vỡ mộng với trận cầu có các ngôi sao Brazil
  • Sốc: Mohamed Salah và HLV Klopp tranh cãi nảy lửa trong trận hòa West Ham
  • Cao Thái Hà giữ số đo 86-59-92 cm ở tuổi U35 nhờ chế độ ăn uống thuần chay

  • Hùng Lý (1967) là con gái út trong gia đình có 6 anh chị ở vùng nông thôn thuộc tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc. Cô được bố mẹ hết sức cưng chiều. Trong khi anh chị phải làm việc nhà, mặc quần áo cũ, cô Lý luôn có quần áo mới mà không phải làm bất kỳ công việc nhà nào, thậm chí là quét dọn hay giặt giũ quần áo.

    Bé gái khổng lồ U60 vẫn phải để mẹ già ngoài 90 nấu cơm, giặt quần áo: Thương hay vô tình hại con một đời? - Ảnh 1.

    Hùng Lý được bố mẹ nuông chiều từ nhỏ

    Tuy nhiên, vào năm 1980, khi Hùng Lý mới 13 tuổi, cha cô đột ngột qua đời. Các anh chị của cô khi đó đều đã trưởng thành và có cuộc sống riêng. Lúc đó, chỉ có cô Lý và mẹ sống cùng nhau. Người mẹ lại càng nuông chiều cô út bởi không muốn con gái thua kém bạn bè.

    Dẫu được anh chị nhường cơ hội học tập nhưng thành tích học tập của Hùng Lý không có gì ấn tượng. Trước khi tốt nghiệp cấp 2, cô đã bỏ học bất chấp sự phản đối của mọi người trong nhà. Nhưng ngay cả khi con dừng việc học, bà mẹ vẫn không muốn con gái của mình phải chịu vất vả. Hàng ngày, cô ở nhà và dùng tiền anh chị chu cấp cho mẹ để tiêu xài.

    Quen với việc được mẹ bao bọc, Hùng Lý chưa bao giờ nghĩ đến việc đi làm kiếm tiền để nuôi sống bản thân hay chia sẻ trách nhiệm với gia đình. Ngày ngày, cô chỉ chìm đắm trong sự chăm sóc của người mẹ già.

    Theo thời gian, mọi người bắt đầu có những suy nghĩ khác về cô gái này. Nhiều người trong làng thường gọi Hùng Lý là “bé gái khổng lồ”. Một số người thân thiết cũng khuyên nhủ bà mẹ này dừng việc nuông chiều con. Tuy nhiên, bà không nghe.

    Đến khi con gái tròn 20 tuổi, bà đã gả cô cho một doanh nhân giàu có trong vùng. Tuy nhiên, cuộc hôn nhân này cũng chỉ kéo dài được ngắn ngày bởi người chồng không thể chịu được tính cách tiêu xài hoang phí của Hùng Lý.

    Sau khi ly hôn, cô được chia tài sản 140.000 NDT (khoảng 480 triệu đồng). Khi đó, số tiền đủ để cô bắt đầu sự nghiệp. Tuy nhiên, người phụ nữ lại sử dụng để ăn tiêu và mua sắm.

    Khi hết tiền, cô lại tìm đến 1 người đàn ông khác để nương tựa. Tuy nhiên, cuộc hôn nhân thứ 2 cũng sớm đi vào kết thúc. Bởi người chồng không thể chịu được thói xấu của vợ.

    Ở đám cưới thứ 3, cô kết hôn với 1 người đàn ông không giàu có nhưng có tính cách hiền lành và sẵn sàng giao hết tiền cho vợ. Tuy nhiên, với lối sống ưa xa hoa, Hùng Lý đã chủ động ly dị sau một thời gian ngắn.

    Sau khi trải qua 3 cuộc hôn nhân không thành, Hùng Lý chuyển về sống cùng mẹ. Với những biến cố xảy ra, mọi người tưởng rằng cô gái này sẽ có những thay đổi trong suy nghĩ và tính cách.

    Bé gái khổng lồ U60 vẫn phải để mẹ già ngoài 90 nấu cơm, giặt quần áo: Thương hay vô tình hại con một đời? - Ảnh 2.

    Hùng Lý và mẹ

    Song thực tế, cô vẫn ăn chơi, buông thả. Trong suốt 25 năm dọn về sống cùng mẹ, Hùng Lý chưa bao giờ phải ra ngoài làm việc, chỉ ở nhà nghịch điện thoại hay đến các tụ điểm ăn chơi.

    Hàng ngày bà cụ ngoài 90 tuổi vẫn phải dậy sớm để mua thức ăn cho con gái U60, thậm chí mang đồ ăn sáng vào phòng khi trời lạnh. Ăn xong bà lại phải rửa bát, giặt quần áo, làm việc nhà.

    Vào năm 2019, người mẹ bị ngã phải đi cấp cứu. Lúc đó, bệnh viện yêu cầu gia đình phải nộp tiền điều trị. Không có đồng nào trong túi, Lý Hùng gọi điện cho anh chị. Khi đó, mọi người trong nhà mới ngã ngửa vì biết mẹ mình không có chút tiền tiết kiệm nào. Mọi khoản tiền đều đã bị con gái út tiêu hết.

    Sau cùng, 5 anh chị vẫn quyết định chi trả tiền viện phí cho mẹ với yêu cầu Lý Hùng không được “ăn bám” mẹ. Cho đến lúc này, người phụ nữ U60 mới chịu ra ngoài làm việc. Song do không có kinh nghiệm và kỹ năng, cô vẫn rơi vào cảnh thất nghiệp.

    Sau khi câu chuyện của Hùng Lý được chia sẻ trên truyền thông, nhiều người cho rằng lỗi thuộc về cả 2 mẹ con. Những “em bé khổng lồ” như Hùng Lý không phải là trường hợp hiếm gặp trong cuộc sống ngày nay. Đó là sản phẩm của sự nuông chiều quá mức. Điều này không chỉ gây rắc rối cho chính cha mẹ mà ảnh hưởng đến tương lai của con trẻ.

    Vậy nên việc rèn luyện cho trẻ tính cách độc lập, tự chăm sóc bản thân và quan tâm đến người khác là điều cần thiết. Dưới đây là những cách tiếp cận nhằm khuyến khích tính cách độc lập của trẻ:

    1. Kỹ năng xây dựng mối quan hệ

    Maurice J.Elias, giáo sư tâm lý học tại Đại học Rutgers (Mỹ) cho rằng: ”Con người vốn không phải là cá thể độc lập cả về sinh học và xã hội. Sự gắn bó con người với con người trong các tổ chức gia đình, trường học, công sở, tôn giáo – tạo nên ý nghĩa và mục đích sống của chúng ta”.

    Định hình một kỹ năng mới giúp trẻ nhận thức được vai trò lớn hơn của mình trong gia đình và cộng đồng. Cha mẹ có thể cho trẻ tương tác với người khác trong siêu thị như giúp mở cửa cho người đứng sau hoặc nói lời cảm ơn khi được giúp đỡ… Những kỹ năng đó không chỉ là phép lịch sự mà còn là cơ sở xây dựng mối quan hệ cân bằng trong tương lai.

    2. Không bắt ép trẻ làm việc không đúng sở thích

    Đối với những đứa trẻ tự ti, cha mẹ không nên quá nóng vội, hãy chậm rãi, tôn trọng trạng thái cảm xúc và khả năng thực hành của trẻ. Hãy để trẻ làm việc gì mà chúng sẽ thành công, hơn là ép chúng thực hiện một thử thách khó khăn.

    Với trẻ nhỏ, Karen VanAusdal, Giám đốc cao cấp của Tổ chức hợp tác về học tập, xã hội và cảm xúc có trụ sở tại Chicago (Mỹ) gợi ý, bạn có thể bắt đầu với những điều cơ bản như yêu cầu chúng tự đưa ra lựa chọn đơn giản, tự quyết định đôi giày muốn đi, chọn một món quà dành tặng người bạn thân. Việc đưa ra ra những quyết định nhỏ sẽ giúp chúng cảm thấy tự tin hơn khi đảm nhận những quyết định quan trọng hơn. Bên cạnh đó, kết hợp trách nhiệm với một đặc ân sẽ giúp trẻ cảm thấy hài lòng về sự thay đổi.

    3. Cho trẻ được trải nghiệm

    Cha mẹ nên cho trẻ có cơ hội tự do và tự đưa ra lựa chọn. Khi có thể tự lựa chọn, trẻ sẽ có nhiều cơ hội để trải qua những hậu quả, từ đó tự học được những kinh nghiệm. Việc tự lựa chọn cũng là cách để trẻ cảm thấy được tôn trọng sở thích, mong muốn cũng như nhu cầu của bản thân.


    Speak Your Mind

    *