April 28, 2024

Điều gì đã khiến bộ tộc biệt lập này liều mạng “tuyên chiến” với quân đội hiện đại?

  • Báo Indonesia tin đội U23 đoạt vé dự Olympic Paris
  • Các ngôi sao Brazil thân thiện hòa cùng khán giả Đà Nẵng
  • 2 người đẹp Việt chinh chiến quốc tế đã rèn body nóng bỏng ra sao ở tuổi 22?

  • Yanomami là một bộ tộc bản địa sống ở biên giới Brazil và Venezuela với dân số khoảng 35.000 người. Vì ở gần biên giới nên người Yanomami thường xuyên tiếp xúc với binh lính Venezuela.

    Trước cuộc xung đột, mặc dù cả hai có hệ tư tưởng và lối sống rất khác nhau nhưng họ vẫn có thể duy trì sự chung sống hòa bình và thậm chí chia sẻ Wi-Fi với nhau. Quân đội Venezuela cung cấp năng lượng bằng các tấm pin năng lượng Mặt Trời, trong khi người dân Yanomami cung cấp bộ định tuyến do các tổ chức phúc lợi công cộng quyên góp. Hai bên cùng hợp tác để tận hưởng sự sôi động của thế giới trực tuyến.

    Điều gì đã khiến bộ tộc biệt lập này liều mạng “tuyên chiến” với quân đội hiện đại? - Ảnh 1.

    Rừng nhiệt đới Amazon gần biên giới Venezuela.

    Ban đầu, kiểu hợp tác này diễn ra một cách vô cùng thuận lợn, nhưng một ngày nọ, một người trong quân đội nảy ra ý tưởng thay đổi mật khẩu của bộ định tuyến. Chuyện này tự nhiên chọc giận người Yanomami, bộ tộc cử đại diện đến căn cứ quân đội để khiếu nại, kết quả là hai bên đã cãi vã, đánh nhau, cuối cùng thành bạo loạn. Khi đối mặt với vũ khí nóng, cung tên của người Yanomami rất dễ bị tổn thương.

    Vụ việc này đã gây náo động ở Venezuela, tuy nhiên điều khiến người ta tò mò hơn cả lại là: Những người thuộc bộ lạc bản địa này đang làm gì trên mạng? Trước khi trả lời câu hỏi này, câu chuyện về người Yanomami phải bắt đầu từ nơi họ sinh sống.

    Điều gì đã khiến bộ tộc biệt lập này liều mạng “tuyên chiến” với quân đội hiện đại? - Ảnh 2.

    Người Yanomami sống trong các tòa nhà “Shabono”, sâu trong rừng nhiệt đới Amazon.

    Yanomami là một bộ tộc sống trong rừng nhiệt đới Amazon. Là rừng mưa nhiệt đới lớn nhất thế giới, rừng nhiệt đới Amazon có diện tích khoảng 5 triệu km2, diện tích gấp 20 lần diện tích Vương quốc Anh. Nơi đây không chỉ chiếm một nửa diện tích rừng nhiệt đới toàn cầu mà còn là khu vực có sự đa dạng loài phong phú nhất.

    Ở đây không chỉ đa dạng về loài mà các nhóm dân tộc cũng rất phức tạp: có khoảng 350 dân tộc sinh sống ở đây và hơn 3.300 nhóm bản địa, trong đó hơn 60 bộ lạc vẫn sống cô lập cho đến ngày nay. Cũng giống như những sinh vật khác trong rừng nhiệt đới, họ đã coi đây là nhà của mình qua nhiều thế hệ và duy trì lối sống độc đáo của riêng mình.

    Nhưng cuộc sống yên bình vẫn bị phá vỡ.

    Điều gì đã khiến bộ tộc biệt lập này liều mạng “tuyên chiến” với quân đội hiện đại? - Ảnh 3.

    Vị trí rừng nhiệt đới Amazon.

    Kể từ khi thực dân châu Âu đến, số phận của người dân bản địa Amazon không còn là của riêng họ nữa. Đặc biệt trong những thập kỷ gần đây, cuộc sống của họ phải đối mặt với những thách thức lớn hơn.

    Nguồn tài nguyên khổng lồ có trong rừng nhiệt đới Amazon đã khiến nhiều người tới nơi đây để khai thác.

    Những người đầu tiên là những người khai thác gỗ đã chặt cây. Trong số rất nhiều tài nguyên ở Amazon, tài nguyên rừng chắc chắn là tài nguyên phong phú nhất. Vì vậy, sau những năm 1960, nạn phá rừng đã diễn ra trên quy mô lớn tại Amazon.

    Sau khi chặt bỏ một nửa những cây lớn, vùng đất nơi chúng tọa lạc sẽ được phát triển theo mô hình “chặt và đốt” rất thô sơ, trồng đậu nành hoặc cao su ở nhiều nơi. Chẳng bao lâu sau, những vùng đất từng có rừng này lại bị bỏ hoang do đất mất độ phì nhiêu và sự xâm lấn của cỏ dại, đồng thời những kẻ khai thác gỗ tiếp tục xâm lấn những khu rừng còn lại.

    Theo thống kê, khoảng 20% diện tích rừng nhiệt đới Amazon đã bị phá rừng và khoảng 6% diện tích đang bị “suy thoái nghiêm trọng”. Đường sớm xuất hiện để vận chuyển gỗ. Sau đó đến nhóm người thứ hai, những người đào vàng.

    Ngay từ những năm 1980, hoạt động khai thác vàng bất hợp pháp đã diễn ra ở rừng nhiệt đới Amazon của Brazil. Khi giá kim loại quý tăng vọt trong đại dịch COVID-19, hoạt động khai thác vàng trái phép ở Amazon càng trở nên nghiêm trọng hơn. Theo Cơ quan Bảo vệ Môi trường Brazil, chỉ riêng năm 2019, diện tích rừng nhiệt đới tương đương hơn 10.000 sân bóng đá đã bị phá hủy do khai thác trái phép, tăng 23% so với năm 2018.

    Điều gì đã khiến bộ tộc biệt lập này liều mạng “tuyên chiến” với quân đội hiện đại? - Ảnh 4.

    Năm 1986, nhiếp ảnh gia nổi tiếng Sebastião Salgado đã ghi lại cảnh những người thợ mỏ đang thu thập vàng ở mỏ vàng Serra Pelada trong rừng nhiệt đới Amazon.

    Các mỏ sử dụng thủy ngân để chế biến vàng, nước thải thấm vào đất và sông ngòi địa phương, người dân bản địa sống ở đây đã trở thành nạn nhân trực tiếp của hoạt động khai thác vàng trái phép.

    Khai thác trái phép còn kéo theo bạo lực, và nhóm người thứ ba là các băng nhóm tội phạm.

    Khai thác vàng bằng mọi cách cần thiết chỉ là một cách để kiếm tiền, những băng nhóm tội phạm này còn có nhiều “công việc kinh doanh” khác như buôn bán ma túy.

    80% cocaine trên thế giới đến từ Colombia, trong đó khoảng 70% được trồng và tinh chế ở rừng nhiệt đới Amazon, Coca cũng được trồng ở nhiều nơi trong khu vực Amazon của Peru, Bolivia, Suriname và các quốc gia khác. Những kẻ buôn lậu ma túy sẽ vận chuyển ma túy đến Mexico và Mỹ dọc theo những con đường mòn trong rừng nhiệt đới Amazon.

    Đối với những băng nhóm tội phạm này, chúng sẽ làm bất cứ thứ gì trong rừng nhiệt đới miễn là chúng có thể kiếm được lợi nhuận khổng lồ. Và chúng đã hướng con mắt tham lam vào chính khu rừng nhiệt đới.

    Arapaima là loài cá khổng lồ sống ở rừng nhiệt đới Amazon, có chiều dài lên tới 3 mét. Thịt của nó rất ngon và được người dân Nam Mỹ vô cùng yêu thích. Arapaima gần như biến mất do đánh bắt quá mức. Hiện nay ở Brazil, việc đánh bắt cá Arapaima được quản lý chặt chẽ và chỉ một số bộ lạc được phép đánh bắt hợp pháp với số lượng nhỏ. Tuy nhiên, sự xuất hiện của bọn tội phạm đã làm tình trạng này càng trở nên tồi tệ hơn. Chúng không chỉ làm cạn kiệt hồ để đánh bắt cá mà còn giết chết những người dân bản địa đang bảo vệ cá.

    Điều gì đã khiến bộ tộc biệt lập này liều mạng “tuyên chiến” với quân đội hiện đại? - Ảnh 5.

    Đối với cư dân của rừng nhiệt đới Amazon, cuộc sống yên bình một thời của họ đã không thể quay trở lại được nữa. Họ phải liên tục đối mặt với những kẻ xâm nhập từ bên ngoài và chống lại nạn khai thác, săn trộm trái phép.

    Những cư dân này cũng bắt đầu thử nghiệm các công nghệ và phương pháp mới để bảo vệ ngôi nhà của mình, bao gồm cả việc sử dụng điện thoại di động và Internet.

    Mặc dù hầu hết người dân trong bộ tộc đều sống trong rừng nhiệt đới nhưng vẫn luôn có một số người trẻ tuổi chọn đến thành phố để học ngôn ngữ và sử dụng các sản phẩm công nghệ hiện đại.

    João của bộ tộc Kanamari là một trong số đó, bộ tộc này nằm ở nơi sâu nhất của rừng nhiệt đới Amazon, không ai có thể vào lãnh thổ của họ nếu không có sự cho phép của chính phủ Brazil. Việc học tiếng Bồ Đào Nha từ khi còn nhỏ đã biến João trở thành cầu nối có thể đại diện cho bộ tộc và giao tiếp với thế giới bên ngoài. Anh ấy sẽ đăng tải một số thông tin về cuộc sống hàng ngày trong bộ tộc lên mạng xã hội, đồng thời ghi lại quá trình tuần tra của mình. Khi gặp người ngoài, anh ấy cũng sẽ báo cáo tình hình cho các bộ phận liên quan thông qua điện thoại di động.

    Điều gì đã khiến bộ tộc biệt lập này liều mạng “tuyên chiến” với quân đội hiện đại? - Ảnh 6.

    João hiện là thành viên của tổ chức môi trường Bảo vệ Amazon.

    Thông qua điện thoại và Internet, thổ dân không chỉ có thể đưa tin nhanh hơn trên mạng xã hội mà còn thay đổi đáng kể quy trình đưa tin trước đây. Khi người dân bản địa phát hiện ra có người đang chặt cây hoặc khai thác vàng trái phép, chỉ mất vài giờ để video bằng chứng được lan truyền khắp thế giới.

    Điều này cũng phát huy hiệu quả bảo vệ sinh thái ở các nước có rừng nhiệt đới. Văn phòng Công tố Liên bang Brazil đã thành lập một trang web để đăng ký các tội phạm liên quan được báo cáo và nhận các video, hình ảnh được tải lên mạng, trước đó, người dân bản địa ở vùng sâu vùng xa muốn tố cáo phải đi rất xa đến văn phòng công tố liên bang gần nhất.

    Điều gì đã khiến bộ tộc biệt lập này liều mạng “tuyên chiến” với quân đội hiện đại? - Ảnh 7.

    Người dân bản địa Amazon sử dụng điện thoại di động.

    Đây cũng chính là lý do người Yanomami xung đột với binh lính Venezuela vì mật khẩu Wi-Fi của họ bị thay đổi. Những người lính này không chỉ phá vỡ luật lệ mà còn cắt đứt gần như con đường duy nhất để người Yanomami bảo vệ quê hương.

    Đối với những bộ tộc sống trong rừng nhiệt đới Amazon, việc bảo vệ quê hương thường đồng nghĩa với sự sẵn sàng hy sinh. Theo dữ liệu do tổ chức bảo vệ môi trường Global Witness công bố, chỉ riêng ở Brazil đã xảy ra 24 vụ giết người liên quan đến bảo vệ môi trường vào năm 2019, 90% trong số đó xảy ra ở Amazon. Ngay cả khi có sự trợ giúp của công nghệ hiện đại, việc bảo vệ rừng nhiệt đới Amazon vẫn gặp khó khăn.

    Trong số các sinh vật được biết đến, có 2,5 triệu loài côn trùng, 2.200 loài cá, 1.294 loài chim, 427 loài động vật có vú, 806 loài lưỡng cư và bò sát, cùng hơn 40.000 loài thực vật sống trong rừng nhiệt đới Amazon. Khu rừng này đã tồn tại 55 triệu năm nhưng chưa bao giờ phải đối mặt với cuộc khủng hoảng như ngày nay.

    Tham khảo: Zhihu


    Filed Under: TIN TỨC Tagged With: , , , , , , , , , , , , , , , ,

    Speak Your Mind

    *