May 6, 2024

Tranh của vua Hàm Nghi được đấu giá tại Pháp

  • Midu tổ chức lễ cưới riêng tư với chú rể giấu mặt vào ngày 7/5
  • Xem clip huyền thoại Roger Federer chơi quần vợt tại Hội An
  • Thông tin mới vụ xe đầu kéo lao vào nhà dân khiến 8 người thương vong ở Sơn La

  • Bức tranh “Đồng cỏ” do vua Hàm Nghi vẽ năm 1909 với kích thước 49,5×64 cm, miêu tả cảnh trâu ngựa gặm cỏ trên nền xanh mướt, được dự đoán sẽ đạt mức giá cao nhất trong phiên đấu giá “Đông Dương – Chương 17” của nhà đấu giá Lynda Trouvé, dao động từ 10.000-15.000 euro (khoảng 270-406 triệu đồng).

    Tranh của vua Hàm Nghi được đấu giá tại Pháp

    Tranh của vua Hàm Nghi được đấu giá tại Pháp- Ảnh 1.

    Bức tranh “The pasture” (Đồng cỏ) được vua Hàm Nghi vẽ năm 1909, kích thước 49,5x64cm. Ảnh: Lynda Trouvé

    Bộ sưu tập gồm 10 bức tranh của vua Hàm Nghi được bán đấu giá lần này. Tháng 9/2023, 19 tác phẩm của ông cũng được Lynda Trouvé bán đấu giá tại khách sạn Drouot ở Paris, thu về tổng cộng 330.000 euro (hơn 8,5 tỷ đồng), với bức tranh đắt nhất đạt 38.000 euro (hơn 974 triệu đồng).

    Vua Hàm Nghi (tên thật là Nguyễn Phúc Ưng Lịch) sinh năm 1871, lên ngôi năm 1884 khi mới 13 tuổi, là vị vua thứ tám của nhà Nguyễn. Sau khi kinh đô Huế thất thủ năm 1885, ông cùng Tôn Thất Thuyết ra khỏi kinh thành, phát chiếu Cần Vương chống Pháp. Năm 1888, ông bị bắt và lưu đày đến Alger (thủ đô nước Algérie) và qua đời năm 1944 vì bệnh ung thư dạ dày.

    Năm 1904, vua Hàm Nghi kết hôn với Marcelle Laloe (1884 – 1974), con gái của Chánh án tòa Thượng phẩm tại Alger. Hai người có với nhau 3 người con: công chúa Như Mai (1905 – 1999), công chúa Như Lý (1908 -2005) và hoàng tử Minh Đức (1910 – 1990).

    Tranh của vua Hàm Nghi được đấu giá tại Pháp- Ảnh 2.

    Vua Hàm Nghi vẽ những bức tranh chủ yếu về phong cảnh thiên nhiên. Ảnh: TI.

    Tài năng nghệ thuật của vua Hàm Nghi được bộc lộ khi ông lưu đày tại Pháp. Sống tại biệt thự El Biar (Algeria) dưới sự giám sát, ông bắt đầu học nhiếp ảnh và sáng tác hội họa. Vẽ tranh như một thú vui giúp ông quên đi thực tại bị phế truất. Theo Bảo tàng Nghệ thuật châu Á ở Nice, vua viết trong thư gửi ông Gondrecourt tháng 1/1897: “Vẽ tranh là niềm an ủi, động viên của tôi”.

    Giai đoạn đầu sáng tác, vua Hàm Nghi sử dụng nghệ danh Xuân Tử và Tử Xuân, chủ yếu vẽ tranh phong cảnh và chân dung bằng phấn màu và sơn dầu. Ông áp dụng thành thục kỹ thuật của trường phái Ấn tượng và Hậu ấn tượng, dần chuyển mình thành nghệ sĩ thị giác qua các tác phẩm điêu khắc bằng đồng, gỗ và thạch cao.

    Tại Pháp, vua Hàm Nghi đã tổ chức 3 triển lãm thành công tại Paris: Bảo tàng Guimet (1904), một phòng tranh (1909) và triển lãm Mantelet-Colette (1926). Riêng triển lãm lần này do cô Amandine Dabat, hậu duệ đời thứ năm của vua Hàm Nghi tổ chức.

    Tranh phong cảnh của vua Hàm Nghi thường sử dụng gam màu nhẹ nhàng như tím, xám, xanh dương, vàng. Bức “Con đường vào mùa xuân” (32,5×38,5 cm) được định giá 1.500-2.000 euro (khoảng 40-54 triệu đồng).

    Tranh của vua Hàm Nghi được đấu giá tại Pháp- Ảnh 3.

    Bức “Hình bóng trong rừng”, kích thước 39,5×30,5, dự kiến thu được 2.000-4.000 euro (khoảng 54-108 triệu đồng). Ảnh: Lynda Trouvé

    Tranh của vua Hàm Nghi được đấu giá tại Pháp- Ảnh 4.

    Bức “Hoàng hôn trên vách đá ở Marseille” (hoàn thành năm 1910) dự kiến đạt 1.500-3.000 euro (khoảng 40-81 triệu đồng). Ảnh: Lynda Trouvé

    Con người hiếm khi xuất hiện trong tranh của vua Hàm Nghi, thể hiện sự cô đơn của ông. Bức “Hoàng hôn trên vách đá ở Marseille” (hoàn thành năm 1910) dự kiến đạt 1.500-3.000 euro (khoảng 40-81 triệu đồng). Bức “Hình bóng trong rừng” (39,5×30,5 cm) với hình ảnh con người nhỏ bé giữa rừng cũng được định giá tương tự.

    Bức tranh  “Cây táo nở hoa. Hẻm cây dương” nổi bật với hình ảnh hai cây táo nở hoa trắng, bầu trời bao la chiếm phần lớn bức tranh, dự kiến đạt 1.500-3.000 euro (khoảng 40-81 triệu đồng). Bức “Đi dạo trên bờ Allier” (sơn dầu trên canvas) dự kiến bán được 3.000-5.000 euro (khoảng 81-135 triệu đồng).

    Loạt tranh của vua Hàm Nghi nằm trong bộ sưu tập được đấu giá tại Pháp vào ngày 5/4. Ảnh: Lynda Trouvé.

    Các bức tranh khác trong bộ sưu tập bao gồm “Bên bìa rừng” (1.500-3.000 euro), “Phố cổ trong chiều muộn” (2.000-4.000 euro), “Vùng nông thôn gần Algiers” (3.000-5.000 euro) và “Cây sồi vĩ đại” (2.000-4.000 euro). Bộ sưu tập tranh của vua Hàm Nghi là minh chứng cho tài năng nghệ thuật và tâm hồn của vị vua này.


    Speak Your Mind

    *