April 30, 2024

Sáp nhập phường, xã: Quê hương Bà chúa thơ Nôm dự kiến có “tên lạ”

  • Nguyễn Văn Long hoàn thành chạy hơn 1.800km từ Hà Nội vào Dinh Độc Lập
  • Nữ sinh đẹp như búp bê nhờ loại quả phổ biến ở Việt Nam
  • Những câu chuyện phía sau phim tài liệu “Đồng hành cùng lịch sử” theo lời kể của NSƯT Nguyễn Quang Tuấn

  • Vừa qua, UBND huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An có văn bản gửi Thường trực tỉnh ủy Nghệ An, UBND tỉnh Nghệ An, Sở Nội vụ tỉnh Nghệ An về việc “điều chỉnh tên gọi của đơn vị hành chính sau khi sắp xếp lại”. UBND huyện Quỳnh Lưu đề nghị Ban chỉ đạo tỉnh, UBND tỉnh, Sở Nội vụ xem xét để thực hiện các bước tiếp theo.

    Trong đó, quê hương của “Bà chúa thơ Nôm” là xã Quỳnh Đôi sẽ sáp nhập với xã Quỳnh Hậu. Theo văn bản của UBND huyện Quỳnh Lưu thì tên gọi mới sau khi sát nhập hai xã dự kiến sẽ là “Đôi Hậu”. Tên gọi mới đã làm dấy lên nhiều ý kiến trái chiều trong dư luận.

    Sáp nhập phường, xã: Quê hương Bà chúa thơ Nôm dự kiến có "tên lạ"- Ảnh 1.

    Xã Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An quê hương của “Bà chúa thơ Nôm” sẽ sáp nhập với xã Quỳnh Hậu. Tên gọi dự kiến sau khi sáp nhập hai xã sẽ là “Đôi Hậu”. Ảnh: V.H

    Trao đổi với Dân Việt , ông Hồ Quang Tuấn – Bí thư Đảng ủy xã Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An cho biết: “Sau khi có thông tin, bà con nhân dân trong xã gọi điện, nhắn tin nhiều về tên gọi mới. Phương án ban đầu sau khi sáp nhập là lấy tên Quỳnh Đôi nhưng xã Quỳnh Hậu không đồng ý. Xã Quỳnh Hậu yêu cầu lấy tên là Hậu Đôi hoặc Đôi Hậu. Tôi thấy tên Hậu Đôi hay Đôi Hậu cũng không đẹp”.

    “Thực ra, lấy tên sau khi sáp nhập là Quỳnh Đôi thì người dân xã Quỳnh Hậu cũng được hưởng lợi nhiều. Vì xã Quỳnh Đôi đã có truyền thống, bản sắc từ xưa đến nay. Nhắc đến Quỳnh Đôi thì người dân khắp nơi trên cả nước đều biết đến. Không chỉ riêng người dân xã Quỳnh Đôi mà người dân nhiều nơi cũng không đồng tình với tên gọi mới theo dự kiến”, Bí thư Đảng ủy xã Quỳnh Đôi chia sẻ thêm.

    Sáp nhập phường, xã: Quê hương Bà chúa thơ Nôm dự kiến có "tên lạ"- Ảnh 2.

    Xã Quỳnh Đôi nổi tiếng là làng khoa bảng. Xã Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu là xã đầu tiên ở tỉnh Nghệ An được công nhận nông thôn mới kiểu mẫu. Ảnh: V.H

    Bên cạnh đó, xã Quỳnh Đôi cũng đề nghị nếu không giữ tên xã Quỳnh Đôi thì có thể lấy một cái tên mới như là “Quỳnh Anh” mang ý nghĩa biểu tượng. Tuy nhiên, xã Quỳnh Hậu yêu cầu giữ chữ Hậu trong tên gọi mới.

    Ý kiến về tên gọi mới sau khi sáp nhập xã Quỳnh Hậu và xã Quỳnh Đôi được đưa ra sau cuộc họp các cán bộ chủ chốt mở rộng. Vì xã Quỳnh Hậu có diện tích và dân số lớn hơn xã Quỳnh Đôi nên yêu cầu giữ chữ Hậu trong tên gọi mới.

    Sáp nhập phường, xã: Quê hương Bà chúa thơ Nôm dự kiến có "tên lạ"- Ảnh 3.

    Đường làng, ngõ xóm ở xã Quỳnh Đôi khang trang. Ảnh: V.H

    Về tên gọi mới “Đôi Hậu”, mặc dù mới chỉ là tên gọi dự kiến nhưng đã có rất nhiều ý kiến. Ông N.V.T chia sẻ trên mạng xã hội: “Việc đặt một cái tên mới rất phức tạp, khó khăn vì nó liên quan đến tâm lý, tư tưởng, nhận thức của nhiều người. Nếu phải lựa chọn một phương án mà nó bị “mất mát” ít nhất thì mới là cách hay nhất. Nếu hai xã này được sử dụng từ “Quỳnh Đôi” để đặt tên cho xã mới thì ngoài giữ được yếu tố lịch sử, văn hóa truyền thống đã quá nổi tiếng Quỳnh Đôi, thì còn có cái lợi nữa là đơn giản, tiết kiệm cho Nhà nước, cho người dân trong việc thay đổi các thông tin về nhân thân của công dân. 

    Chẳng hạn khi ghi quê quán thì chỉ những người dân ở Quỳnh Hậu hiện tại phải thay đổi chứ người dân ở Quỳnh Đôi vẫn giữ nguyên. Trong khi đó với tên mới thì người dân ở cả 2 xã đều phải thay đổi”, ông N.V.T phân tích trong bài viết trên mạng xã hội.

    Theo Bí thư Đảng ủy xã Quỳnh Đôi, hiện UBND huyện Quỳnh Lưu cũng đang thực hiện lại việc đặt tên sau khi sát nhập đơn vị hành chính cấp xã.

    Huyện Quỳnh Lưu sẽ tiếp tục lấy ý kiến rộng rãi của cử tri và nhân dân về tên gọi mới sau khi sáp nhập hai xã. Nếu còn có ý kiến trái chiều thì tiếp tục xem xét và làm lại quy trình.

    Sau ý kiến của cử tri, HĐND xã sẽ tiến hành họp, đến HĐND huyện và HĐND tỉnh họp để thông qua đề án sắp xếp đơn vị hành chính, khi đó tên gọi mới được xác định để trình trung ương xem xét, quyết định.

    Xã Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An là xã đầu tiên trên địa bàn tỉnh Nghệ An đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu. Nơi đây được biết đến là quê hương của “Bà chúa thơ Nôm” nữ sĩ Hồ Xuân Hương.

    Xã Quỳnh Đôi nổi tiếng là làng khoa bảng. Từ năm 1378 đến 1918 khi bãi bỏ khoa thi bằng chữ Hán, làng Quỳnh Đôi, (xã Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An) có 734 người đỗ tú tài và cử nhân, 4 người đỗ Phó bảng, 7 người đỗ Tiến sỹ, 2 người đỗ Hoàng Giáp và 1 người đỗ Thám hoa”…

    Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đến nay, theo thống kê chưa đầy đủ, toàn xã có trên có 52 thạc sĩ, 55 tiến sĩ, có 16 phó giáo sư, 5 giáo sư, 3 viện sĩ khoa học quốc tế.

    Về chính trị, Quỳnh Đôi có 5 Ủy viên Trung ương trong đó có 2 Ủy viên Bộ Chính trị, 9 đại biểu Quốc hội, 31 Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, trong đó có 11 Bí thư Tỉnh ủy, Phó Bí thư khu ủy, Phó Bí thư Tỉnh ủy, 5 Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, 15 Bộ trưởng, Thứ trưởng và tương đương…


    Speak Your Mind

    *