April 30, 2024

Hát Dô Liệp Tuyết (Bài 3): Cần có chế độ và chính sách cho các nghệ nhân giữ “hồn” di sản

  • “Nữ tiếp viên quán bar phim Việt” xinh như hoa, mê chạy bộ để có body nuột nà
  • CLB Nam Định vất vả thắng B.Bình Dương trên loạt luân lưu
  • Đọc sách cùng bạn: Biên bản một đời người

  • Không nên cho những tục “hèm” của hát Dô dẫn đến xui xẻo

    Theo nhà nghiên cứu Trần Bảo Hưng, năm 1975, Sở Văn hóa Thông tin Hà Tây kết hợp với Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam cử ông cùng nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Hòe về Liệp Tuyết (huyện Quốc Oai)  tìm hiểu, nghiên cứu và cho ra mắt cuốn sách chuyên khảo “Hát Dô – Hát Chèo Tàu” .

    Trao đổi với PV Dân Việt, nhà nghiên cứu Trần Bảo Hưng cho biết: “Thời điểm đó, Sở Văn hóa Thông tin Hà Tây nhận thức rõ tầm quan trọng của và những giá trị độc đáo mà 2 loại hình di sản phi vật thể này mang lại. Không phải ngẫu nhiên mà trong các loại hình di sản của Hà Tây thời điểm đó chỉ có hát Dô và hát Chèo Tàu được đặt hàng nghiên cứu và in thành sách. Sau này, cuốn sách đó tiếp tục được Sở Văn hóa Thông tin Hà Tây tiếp tục tái bản thêm 2 lần nữa. Nói như vậy để thấy được vị trí của hát Dô trong nền văn hóa của xứ Đoài.

    Hát Dô gắn với tín ngưỡng thờ Tản Viên Sơn Thánh – một nhân vật tiêu biểu cho sức mạnh đấu tranh thiên nhiên và đấu tranh chống xâm lược, một hình tượng cao đẹp trong kho tàng thần thoại của dân tộc. Vậy nên, hát Dô đã trực tiếp, hoặc gián tiếp, ít hoặc nhiều phản ánh được những thành tựu văn hóa vật chất và tinh thần của nhân dân ta ngày xưa”.

    Hát Dô Liệp Tuyết (Bài 3): Cần có chế độ và chính sách cho các nghệ nhân giữ "hồn" di sản- Ảnh 1.

    Theo nhà nghiên cứu Trần Bảo Hưng, hát Dô đã trực tiếp và gián tiếp phản ánh được những thành tựu văn hóa vật chất và tinh thần của cha ông ta ngày xưa. Ảnh tư liệu NVCC.

    Còn theo nhà nghiên cứu Đặng Hoành Loan – nguyên Phó viện trưởng, Viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam), hát Dô của xã Liệp Tuyết đã đóng góp vào kho tàng diễn xướng dân gian Việt Nam một loại hình hát múa khá phổ biến trong tín ngưỡng thờ thần Việt Nam (cụ thể ở đây là thờ Tản Viên Sơn Thánh).

    “Chúng ta có thể bắt gặp hình thức hát thờ như vậy ở rất nhiều địa phương. Tuy nhiên, ở hát Dô Liệp Tuyết có một cách thức biểu diễn duyên dáng và tính chất nghệ thuật rất riêng. Giai điệu của hát Dô là giai điệu riêng, độc đáo mà chỉ hát Dô mới có. Múa trong hát Dô cũng giữ một nét rất thiêng. Cụ thể là các động tác múa rất tiết chế, khiêm nhường… để thể hiện sự tôn trọng khi đứng trước bàn thờ thánh. Cả hát và múa trong hát Dô đều thể hiện rất khéo léo, làm cho người xem không cảm thấy xô bồ, phóng đại mà phù hợp với việc thờ thánh”, nhà nghiên cứu Đặng Hoành Loan chia sẻ với Dân Việt.

    Theo nhà nghiên cứu Trần Bảo Hưng, lời ca của hát Dô mang rất nhiều những giá trị văn học. Ông cho rằng. dù không trau chuốt, giàu hình ảnh và âm điệu như dân ca trữ tình nhưng vẫn hết sức sinh động. Từ ca ngợi anh hùng và lịch sử dân tộc, những mong ước của con người, những miêu tả cảnh sắc bốn mùa, cảnh lao động tới những rung động, khao khát tình yêu nam nữ rất trong sáng,…

    “Xu hướng chung của dân ca nghi lễ như hát Dô là ngày càng phát triển, ngày càng mang đậm nét tính chất hiện thực và tính chất trữ tình, tiến gần đến hiện thực và phản ánh hiện thực. Đó là giá trị chủ yếu của hát Dô và cũng là nguyên nhân tạo nên sức sống lâu bền loại hình này.

    Mặc dù có những hạn chế về mặt nội dung và nghệ thuật, hát Dô vẫn là viên ngọc quý trong di sản văn hóa dân tộc. Nó giúp thế hệ con cháu nhìn rõ hơn cuộc sống lao động, cuộc sống tình cảm của cha ông ngày trước”, ông Hưng khẳng định với Dân Việt.

    Về những tục “hèm” xưa kia của hát Dô, nhà nghiên cứu Đặng Hoành Loan cho rằng, điều này chỉ nhằm nhấn mạnh đến tính thiêng trong việc thờ cúng Thánh Tản Viên, tránh những biến tướng làm hỏng đi nét đẹp văn hoá. Mỗi một loại hình dân ca nghi lễ đều gắng với những câu chuyện tương tự nhằm tôn vinh đối tượng được thờ cúng. Vậy nên, những tục “hèm” này chỉ nên dừng lại ở mức độ để nhân dân kính trọng Thánh Tản Viên, không nên cho rằng sẽ dẫn đến những xui xẻo.

    Cần chính sách cụ thể hơn cho hát Dô và các nghệ nhân

    Tiếp xúc trực tiếp với những nghệ nhân từng tham gia lễ hội hát Dô tại đền Khánh Xuân từ năm 1926, nhà nghiên cứu Trần Bảo Hưng chia sẻ: “Qua lời kể lại của các nghệ nhân, tôi nhận thấy họ hết sức tôn kính và biết ơn với vị thánh (Tản Viên Sơn Thánh) của vùng. Hơn nữa, 36 năm hội mới lại tổ chức một lần ở đền Khánh Xuân nên được tham gia vào đội ngũ hát thờ khi ấy là điều rất vinh dự.

    Hát Dô Liệp Tuyết (Bài 3): Cần có chế độ và chính sách cho các nghệ nhân giữ "hồn" di sản- Ảnh 2.

    Nhà nghiên cứu Đặng Hoành Loan cho cho rằng, điều quan trọng là ứng xử thế nào để khích lệ, động viên người dân địa phương tham gia vào việc truyền dạy di sản cha ông để lại. Ảnh tư liệu NVCC.

    Tôi vẫn rất nể phục bởi 36 năm, thậm chí thời điểm chúng tôi về đó là gần 50 năm rồi không hát, các nghệ nhân vẫn cứ nhớ vanh vách. Điều đó, cho thấy tầm quan trọng của hát Dô với đời sống tinh thần của người Liệp Tuyết. Đó là mục đích, là lẽ sống của họ”.

    Qua những gì Dân Việt đã phản ánh về thực trạng của hát Dô Liệp Tuyết hiện tại, chỉ đủ để làm “mát mặt cán bộ”, ông Hưng không khỏi bùi ngùi, chua xót. Ông chia sẻ, cá nhân ông cũng như những người có hiểu biết về văn hóa cảm thấy đau đớn vì di sản của cha ông không còn được quan tâm đúng mực như trước.

    “Có những thứ thuộc về di sản nhà nước phải bỏ tiền ra để nuôi mới mong giữ gìn được. Chúng ta không thể kỳ vọng trong thời buổi hiện nay các di sản như hát Dô có thể tự nuôi được chính nó như cha ông thời trước. Trước đây, bao cấp thì Nhà nước chi trả, bây giờ hết bao cấp nhưng Nhà nước vẫn nên bỏ tiền, nên có chế độ chính sách cho những hoạt động bảo tồn di sản”, nhà nghiên cứu Trần Bảo Hưng bộc bạch.

    Về giải pháp bảo tồn và phát huy hát Dô, cả 2 nhà nghiên cứu Trần Bảo Hưng và Đặng Hoành Loan đều cho rằng, điều tiên quyết nhất là phải làm cho người thực hành biết và giữ được tính thiêng của hát Dô.

    Nhà nghiên cứu Đặng Hoành Loan đề xuất: “Điều quan trọng nhất là làm sao để người dân Liệp Tuyết, nhất là các lớp trẻ hiểu rõ ý nghĩa lịch sử, văn hoá của việc thờ Tản Viên Sơn Thánh. Người xưa có yêu quý, biết ơn vị thánh ấy mới tạo ra các hình thức thờ cúng, mới duy trì hát Dô tới ngày hôm nay.

    Hiện nay, họ thường tập trung đưa các hình thức nghệ thuật di sản như hát Dô biểu diễn trong đời thường. Theo tôi điều này nếu không khéo léo có thể làm tổn hại đến di sản chứ không còn là phát huy nữa. Đưa ra thường nhật nhiều có thể sẽ là mất đi tính thiêng. Nếu mất đi tính thiêng thì nghệ thuật này sẽ không còn nhiều giá trị trong xã hội hiện đại. Vậy nên, càng làm tôn nghiêm trong hoạt động biểu diễn, các giá trị của hát Dô càng được phát huy”.

    Hát Dô Liệp Tuyết (Bài 3): Cần có chế độ và chính sách cho các nghệ nhân giữ "hồn" di sản- Ảnh 3.

    Nhà nghiên cứu Đặng Hoành Loan cho rằng, điều tiên quyết nhất là phải làm cho người thực hành biết và giữ được tính thiêng của hát Dô. Ảnh: NVCC.

    Về các chế độ đãi ngộ với nghệ nhân, nhà nghiên cứu Đặng Hoành Loan cho cho rằng, đối với loại hình dân ca nghi lễ thờ thần hát Dô, điều quan trọng là ứng xử thế nào để khích lệ, động viên người dân địa phương tham gia vào việc truyền dạy di sản cha ông để lại. (Trong bài trước, NNND Nguyễn Thị Lan thổ lộ rằng, chính quyền địa phương hiện nay chưa thật sự quan tâm, khích lệ, động viên).

    Theo nhà nghiên cứu Đặng Hoành Loan, hiện nay Nhà nước chưa có các chính sách hay chế độ về trả lương nghệ nhân hàng tháng mà chỉ có đãi ngộ bằng cách thưởng tiền trong các cuộc liên hoan, hoặc bồi dưỡng trong các buổi tập luyện và hoạt động truyền dạy. 

    “Mỗi lớp truyền dạy được mở ra đều phải được cấp phép và đều phải có thù lao, bồi dưỡng cho người truyền dạy. Người ta mất thời gian, công sức để cho các hoạt động truyền dạy thì chắc chắn phải có thù lao cho họ”, ông Loan khẳng định. 

    Bên cạnh đó, nhà nghiên cứu Đặng Hoành Loan cũng chia sẻ, so với thời ông thu âm và ghi hình cách đây 20 năm, giọng điệu và cách hát của hiện tại đã có phần thay đổi. Ông cho biết, tại Viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam vẫn còn những tư liệu đó, việc truyền dạy hát Dô hiện nay có thể xin trích xuất những tư liệu đó để tham khảo.


    Speak Your Mind

    *