April 30, 2024

Nhà thơ Hữu Thỉnh: Tôi xem “Giao hưởng Điện Biên” như một nén nhang tinh thần tới những người đã làm nên chiến thắng

  • Triệu tập người phụ nữ đăng thông tin sai sự thật “Đà Lạt có biến lớn, bạo động”
  • Bắt 2 đối tượng chuyên trộm cắp xe rồi gửi dưới hầm chung cư
  • “Nữ tiếp viên quán bar phim Việt” xinh như hoa, mê chạy bộ để có body nuột nà

  • Nhà thơ Hữu Thỉnh cho ra đời trường ca thơ dài nhất trong sự nghiệp

    Với 21 chương và 5 phần bình luận bằng thơ, Giao hưởng Điện Biên là một tác phẩm đồ sộ kể về chiến dịch Điện Biên từ những ngày đầu tới lúc kết thúc chiến tranh, cũng như cuộc sống hôm nay tại vùng đất thiêng liêng của dân tộc.

    Nói về nguồn cảm hứng của tác phẩm, nhà thơ Hữu Thỉnh chia sẻ ký ức về những ngày đầu Xuân Tân Tỵ 2001, khi ông đã thay mặt Hội Nhà văn Việt Nam lên trao Giải thưởng Văn học năm 2000 của Hội tặng tác phẩm Điện Biên Phủ – Điểm hẹn lịch sử. Đây là hồi ức của Đại tướng Võ Nguyên Giáp do nhà văn Hữu Mai thể hiện. “Đại tướng rất vui nói với chúng tôi đại ý: Cuốn sách được Hội Nhà văn trao giải thưởng chắc sẽ có thêm nhiều người tìm đọc. Đại tướng thăm hỏi ân cần về tình hình văn học, hoạt động của Hội và gửi lời chúc năm mới tới tất cả nhà văn. Trước lúc ra về, tôi được Đại tướng trao tặng tập hồi ức nói trên và nói vui: “Đây là quà năm mới tôi tặng đồng chí”.

    Tác phẩm của Đại tướng truyền cảm hứng mạnh mẽ tới nhà thơ Hữu Thỉnh. Hơn hai mươi năm đã qua kể từ ngày đáng ghi nhớ ấy, ông đã nhiều lần đọc lại tác phẩm nổi tiếng của Đại tướng, tiếp nhận từ đó những giá trị cao quý về vẻ đẹp của anh Bộ đội Cụ Hồ, về sự lãnh đạo sáng suốt của Trung ương, của Bác và đặc biệt là thiên tài quân sự của Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

    Nhà thơ Hữu Thỉnh: Tôi xem "Giao hưởng Điện Biên" như một nén nhang tinh thần tới những người đã làm nên chiến thắng- Ảnh 1.

    Cuốn trường ca thơ “Giao hưởng Điện Biên”. (Ảnh: BTC)

    “Sau nhiều năm suy nghĩ, tôi đã đi đến quyết định phải viết một cái gì đó về Điện Biên Phủ. Trước khi bắt tay vào công việc khó khăn này, tôi đã nhiều lần lên Điện Biên, đến các địa danh lịch sử, gặp gỡ một số cán bộ, chiến sĩ đã từng tham gia chiến đấu ở Điện Biên, đọc rất nhiều sách báo trong và ngoài nước viết về võ công oanh liệt này của quân và dân ta trong thời đại Hồ Chí Minh. Để tôn trọng tính chân thực lịch sử, trong tập trường ca này, tôi đã sử dụng một số chi tiết trong cuốn sách của Đại tướng với hy vọng làm tăng thêm tính sử thi của tác phẩm. Tôi đã viết thư xin phép gia đình Đại tướng Võ Nguyên Giáp, gia đình nhà văn Hữu Mai và đã được chấp thuận”.

    Viết về Điện Biên Phủ – một đề tài đã được nhiều người khai thác trong suốt 70 năm qua, nhà thơ Hữu Thỉnh thừa nhận ông gặp phải nhiều khó khăn: “Đó là viết về một chiến dịch lịch sử, phải làm xúc động tâm hồn người đọc. Khó hơn nữa là qua 70 năm, sự kiện lịch sử Chiến thắng Điện Biên Phủ đã được các nhà quân sự, các sử gia, các nhà văn, nhà báo và nhất là những người trong cuộc nói tới rất nhiều rồi, khai thác dưới mọi khía cạnh rồi, đến lượt mình, liệu tôi còn có thể đem đến một cái gì mới? 

    Trong trường ca này, tôi muốn đặt Chiến thắng Điện Biên Phủ đúng với hoàn cảnh lịch sử của nó và những suy cảm của một người làm thơ sau độ lùi 70 năm. Suy nghĩ là như vậy nhưng làm được đến đâu còn phụ thuộc vào các yếu tố chủ quan của người viết. Với tất cả sự thành tâm của mình, tôi chỉ dám xem “Giao hưởng Điện Biên” như một nén nhang tinh thần tri ân những người đã làm nên một trong những chiến công oanh liệt nhất trong thời đại Hồ Chí Minh”.

    Nhà thơ Hữu Thỉnh: Tôi xem "Giao hưởng Điện Biên" như một nén nhang tinh thần tới những người đã làm nên chiến thắng- Ảnh 2.

    Nhà thơ Hữu Thỉnh phát biểu tại sự kiện ra mắt cuốn sách “Giao hưởng Điện Biên”. (Ảnh: BTC)

    Trường ca thơ Giao hưởng Điện Biên được nhà thơ Hữu Thỉnh khởi bút vào đúng ngày kỷ niệm giải phóng Điện Biên Phủ 7/5/2023, và sau gần một năm, tác phẩm này được hoàn thành (20/3/2024) với bao nhiêu tâm huyết, trí tuệ và cả tinh thần trách nhiệm. Trong kho tàng thi ca đồ sộ của nhà thơ Hữu Thỉnh, cũng đã từng có những trường ca thơ tạo được ấn tượng sâu sắc cho độc giả như: Đường tới thành phố (1979); Trường ca biển (1994); Sức bền của đất (2004); Trăng Tân Trào (2016)… Tuy nhiên, Giao hưởng Điện Biên là trường ca thơ dài nhất của ông (21 chương), nó xứng đáng với tầm vóc của một chiến dịch lịch sử “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

    Trận đánh ở tuổi 82 trên địa hạt văn chương

    Phát biểu tại sự kiện, chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam Nguyễn Quang Thiều đánh giá đây là một tác phẩm văn học vô cùng ý nghĩa hướng đến ngày kỷ niệm trọng đại của đất nước, khơi dậy tình yêu và lòng tự hào dân tộc, cũng như sự biết ơn các thế hệ cha anh đã hy sinh xương máu để giành lại độc lập cho Tổ quốc, đối với thế hệ trẻ hôm nay. Lời thơ mộc mạc, ý tứ sâu sắc, thể thơ bát ngôn dễ đọc, dễ hiểu nên Giao hưởng Điện Biên chắc chắn sẽ lan toả rộng rãi không chỉ trong cộng đồng người yêu thơ mà còn chinh phục nhiều đối tượng độc giả.

    Nhà thơ Hữu Thỉnh: Tôi xem "Giao hưởng Điện Biên" như một nén nhang tinh thần tới những người đã làm nên chiến thắng- Ảnh 3.

    Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều – Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam phát biểu tại lễ ra mắt cuốn “Giao hưởng Điện Biên”. (Ảnh: BTC)

    Trong khi đó, nhà thơ Trần Đăng Khoa khẳng định: “Hữu Thỉnh là nhà thơ gắn liền với những sự kiện lịch sử của dân tộc. Sau giải phóng Sài Gòn, anh có trường ca Đường tới thành phố, khi đất nước có chiến dịch bảo vệ lãnh thổ và biển Đông, anh viết Trường ca biển. Trong phong trào học tập theo tư tưởng Hồ Chí Minh, trường ca Trăng Tân Trào ra đời… Vào dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, anh lại xuất bản cuốn Giao hưởng Điện Biên đồ sộ. 

    Viết về Điện Biên bây giờ khó lắm, khó vô cùng bởi mọi người đã khai thác hết rồi, với rất nhiều loại hình nghệ thuật: thơ ca, kịch, phim, truyện… Ở tuổi 82, anh Hữu Thỉnh như một chàng trai 28, một mình mở một trận đánh trên địa hạt văn chương”.

    Nhà thơ Hữu Thỉnh (sinh năm 1942) tốt nghiệp trường Viết văn Nguyễn Du khóa đầu tiên. Ông tham gia Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam liên tục từ khóa thứ ba đến khóa thứ tám, đảm nhận chức Chủ tịch Hội bốn nhiệm kỳ liên tiếp, từ năm 2000 đến 2020. Ông cũng là Đại biểu Quốc hội khóa 10 và 11. Ngoài ra, ông từng giữ chức Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam. Ông có nhiều tác phẩm quen thuộc với nhiều thế hệ độc giả như: Sang thu; Trên một chiếc xe tăng; Thơ viết ở biển; Chiều sông Thương…


    Speak Your Mind

    *