May 17, 2024

Cầu thủ U23 Uzbekistan bị phát hiện hít chất lạ

  • Hà Nội FC – Hoàng Anh Gia Lai (hiệp 1) 0-0
  • Cán bộ CDC Bình Dương: Không phải đi tù nhưng “kháng cáo vì 3 con nhỏ”
  • Quang Hải có thể gia nhập đội bóng cũ của Lê Công Vinh ở Nhật Bản

  • U23 Uzbekistan nhọc nhằn đánh bại U23 Indonesia - Ảnh: AFC

    U23 Uzbekistan nhọc nhằn đánh bại U23 Indonesia – Ảnh: AFC

    Phút thứ 16 của trận đấu, Khoshimov nằm sân đau đớn sau pha va chạm mạnh với Nathan Tjoe A On (U23 Indonesia). Đội ngũ y tế của U23 Uzbekistan lập tức vào sân chăm sóc tiền đạo sinh năm 2001 và cho anh ngửi một vật thể lạ màu trắng. 

    Khoshimov sau đó hưng phấn trở lại nhịp chơi, đoạt bóng rồi đột phá dũng mãnh trước khi tung cú sút chệch cột dọc ngay phút 17.

    Vật thể màu trắng kia được xác định là một miếng bông tẩm amoniac. Khi hít hợp chất này, các VĐV sẽ được cải thiện khả năng hô hấp, sự tập trung và hưng phấn, từ đó tăng hiệu suất thi đấu.

    Khoshimov bị phát hiện hít chất lạ - Ảnh: CHỤP MÀN HÌNH

    Khoshimov bị phát hiện hít chất lạ – Ảnh: CHỤP MÀN HÌNH

    Trước đó tại World Cup 2018, các cầu thủ Nga từng khiến báo chí châu Âu dậy sóng khi liên tục hít chất lạ trước khi bước vào trận tứ kết với Croatia. Chất này sau đó được xác định là amoniac.

    Bên cạnh bóng đá, nhiều môn thể thao cũng tận dụng hợp chất này để tạo lợi thế trong thi đấu. Đặc biệt trong môn cử tạ, các vận động viên sẽ hít amoniac một hơi thật sâu trước khi bước vào các lượt nâng tạ. Điều này giúp họ tỉnh táo, tập trung và giảm đau nhức cơ thể.

    Vận động viên cử tạ cũng thường hít amoniac - Ảnh: SHUTTERSTOCK

    Vận động viên cử tạ cũng thường hít amoniac – Ảnh: SHUTTERSTOCK

    Đáng chú ý amoniac không được xếp vào danh sách chất cấm của Tổ chức Phòng chống doping thế giới (WADA). Vậy nên việc các cầu thủ U23 Uzbekistan hít hợp chất này để tạo lợi thế trước U23 Indonesia là hoàn toàn hợp lệ.


    Speak Your Mind

    *