May 15, 2024

Vụ án tại Học viện Quân y: Cựu Vụ phó nói phải cho Công ty Việt Á tham gia để Bộ Y tế cấp phép

  • Man City vươn lên ngôi đầu, nắm quyền tự quyết trong cuộc đua vô địch Premier League
  • Cựu Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long xin giảm nhẹ hình phạt dù án sơ thẩm thấp hơn khung bị truy tố
  • Tin tức thể thao sáng 15-5: Đã vô địch, Real Madrid vẫn tung đội hình mạnh đè bẹp Alaves

  • Bị cáo đầu tiên khai báo tại Tòa án Quân sự Thủ đô trong sáng 27/12 là Trịnh Thanh Hùng, cựu Phó vụ trưởng Vụ Các ngành Kinh tế – kỹ thuật, Bộ Khoa học Công nghệ. Ông Hùng bị cáo buộc can thiệp, cho Công ty Việt Á cùng nghiên cứu kit test Covid với Học viện Quân y bằng kinh phí Nhà nước.

    Cựu Vụ phó còn làm các thủ tục, giúp Công ty Việt Á được sản xuất thương mại kit test, dù sản phẩm này của Nhà nước, do Bộ trưởng Bộ Khoa học làm đại diện sở hữu. Hùng sau đó được Phan Quốc Việt, Tổng giám đốc Việt Á, cảm ơn 350.000 USD.

    Vụ án Học viện Quân y: Cựu Vụ phó nói phải cho Công ty Việt Á tham gia để Bộ Y tế cấp phép - Ảnh 1.

    Bị cáo Trịnh Thanh Hùng, cựu Vụ phó thuộc Bộ Khoa học Công nghệ.

    Tại tòa, Hùng khai đầu năm 2020, dịp trước Tết Nguyên Đán, có nhận điện thoại của Hồ Anh Sơn, thượng tá, cựu Phó giám đốc Viện nghiên cứu Y dược học quân sự thuộc Học viện Quân y.

    Theo Hùng, khi đó bị cáo Sơn nói Học viện Quân y tiếp cận được tài liệu của Đức và đã thử nghiên cứu kit test Covid nhưng chi phí cao nên cần Bộ Khoa học hỗ trợ. Hùng trả lời, Học viện Quân y cần tìm doanh nghiệp được cấp chứng chỉ ISO về kit test PCR, hợp tác nghiên cứu để nếu thành công, sản phẩm mới được Bộ Y tế cấp phép lưu hành.

    Cựu Vụ phó trình bày: “Sơn nói có quen một doanh nghiệp nhưng chỉ sản xuất kit que thử, không làm PCR nên bị cáo nhớ tới Phan Quốc Việt vì Công ty Việt Á từng hợp tác với Học viện Quân y phát triển kit PCR bệnh lao. Bị cáo gợi ý Sơn nên hợp tác cùng Việt Á và Sơn đồng ý”.

    Sau đó, Hùng bị cáo gọi điện cho Phan Quốc Việt, bảo hợp tác với Học viện Quân y và từ đây, mọi việc do Việt và Sơn chủ động liên hệ, xây dựng hồ sơ, thuyết trình… còn ông ta không liên quan nữa.

    Vụ án Học viện Quân y: Cựu Vụ phó nói phải cho Công ty Việt Á tham gia để Bộ Y tế cấp phép - Ảnh 2.

    Bị cáo Phan Quốc Việt trình bày tại tòa, sáng 27/12.

    Cáo trạng thể hiện Học viện Quân y từng gửi công văn số 432 tới Bộ Khoa học, đề nghị nghiên cứu nhưng bị cáo Hùng yêu cầu Học viện bổ sung thêm nội dung phối hợp nghiên cứu cùng Công ty Việt Á.

    Trịnh Thanh Hùng giải thích, khi đó nhu cầu là phải “có kit test nhanh nhất” nhưng Học viện Quân y không có chứng chỉ ISO liên quan nên dù nghiên cứu thành công trong phòng thí nghiệm, cũng không được Bộ Y tế cấp phép. Cho Công ty Việt Á vào tham gia, sản phẩm nghiên cứu thành công sẽ được lưu hành vì doanh nghiệp này có đủ điều kiện.

    “Bị cáo làm việc 16 – 17 năm, chỉ biết duy nhất Công ty Việt Á là có chức năng, năng lực, sản phẩm được Bộ Y tế cấp phép”, Hùng nói.

    Đến lượt mình khai báo, cả Hồ Anh Sơn và Phan Quốc Việt đều “không có ý kiến trước lời khai của Trịnh Thanh Hùng”. Sơn nói thêm, đã soạn văn bản, cho Công ty Việt Á cùng nghiên cứu kit test với Học viện Quân y vì được Hùng giới thiệu.

    Phan Quốc Việt thì trình bày, đồng ý để Công ty Việt Á phối hợp cùng Học viện Quân y vì Trịnh Thanh Hùng nói “việc cấp bách” là phải có kit test Covid. Nhiệm vụ của Việt Á khi phối hợp với quân y, theo văn bản của Bộ trưởng Chu Ngọc Anh ký là các phần việc liên quan nghiên cứu, sản xuất.

    Theo cáo trạng, năm 2020, Học viện Quân y cùng Công ty Việt Á nghiên cứu kit test Covid với kinh phí gần 19 tỷ đồng của Nhà nước. Kết quả nghiên cứu là tài sản do Bộ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ quản lý nhưng Học viện Quân y lại “đồng ý để Công ty Việt Á toàn quyền sử dụng”.

    Cụ thể, bị cáo Hồ Anh Sơn được giao là chủ nhiệm đề tài, đã đề nghị Thiếu tướng Hoàng Văn Lương, khi đó là Phó giám đốc Học viện Quân y ký công văn gửi Bộ Khoa học, đề nghị phát triển kit test. Biết việc này, Trịnh Thanh Hùng yêu cầu Sơn đưa Công ty Việt Á vào cùng nghiên cứu vì Hùng quen biết Phan Quốc Việt.

    Hồ Anh Sơn đồng ý, làm lại công văn mới thể hiện Học viện Quân y cùng Công ty Việt Á nghiên cứu, để Thiếu tướng Lương ký. Bộ Khoc học chấp nhận công văn này.

    Kết quả, kit test của Việt Á do Hồ Thị Thanh Thủy (vợ Phan Quốc Việt) nghiên cứu ra có chất lượng tốt hơn sản phẩm của Học viện Quân y nên được đem đi thử nghiệm và được Bộ Y tế cấp số lưu hành tạm thời vào tháng 3/2020.

    Để được cấp lưu hành chính thức, Việt sau đó chỉ đạo cấp dưới soạn biên bản thể hiện Học viện Quân y đồng ý cho Công ty Việt Á được “toàn quyền sử dụng kết quả nghiên cứu” và được in logo Học viện Quân y lên sản phẩm.

    Bộ Y tế sau đó chấp thuận, cho Công ty Việt Á được lưu hành sản phẩm kit test chính thức. Như vậy, sản phẩm nghiên cứu bằng tiền nhà nước, do Bộ Khoa học Công nghệ làm chủ sở hữu bị chuyển thành sản phẩm của Công ty Việt Á, để doanh nghiệp này bán thương mại.

    Sau khi được Bộ Y tế cấp phép, Phan Quốc Việt cảm ơn Trịnh Thanh Hùng bằng 350 nghìn USD (khoảng 8 tỷ đồng) và cho Hồ Anh Sơn 2,5 tỷ đồng tiền “hoa hồng”.

    Nguồn: Sưu tầm


    Speak Your Mind

    *