May 18, 2024

Cựu Giám đốc CDC dựa vào đónbiogas và lời khai rợn người của “chia lộc” chia lộc” Giám đốc Sở nhiều hơn Bí thư Tỉnh ủy

  • Thủ môn Đình Triệu bị chấn thương, mất trí nhớ tạm thời
  • Sông Lam Nghệ An lội ngược dòng thắng Khánh Hòa ở 'chung kết ngược'
  • Kha Ly có bầu sau nhiều năm “tìm con” vì điều trị u tuyến giáp

  • Bị cáo nói 4 đơn vị Trung ương không đáp ứng được yêu cầu

    Theo cơ quan truy tố, trong đại án Việt Á, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phạm Xuân Thăng – cựu Bí thư Tỉnh uỷ Hải Dương, Phạm Mạnh Cường – cựu Giám đốc Sở Y tế Hải Dương và thống nhất với Phan Quốc Việt – Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty Việt Á về việc Công ty Việt Á sẽ chi cho Tuyến và một số lãnh đạo tỉnh Hải Dương số tiền từ 20 đến 25% giá trị hợp đồng sau khi quyết toán, Tuyến đã thực hiện nhiều hành vi trái pháp luật.

    Cụ thể, Tuyến chỉ đạo Trưởng khoa Dược vật tư y tế liên hệ, làm việc với Vũ Đình Hiệp – Phó Tổng Giám đốc Công ty Việt Á để CDC Hải Dương ứng test xét nghệm và các vật tư, sinh phẩm y tế khác của Công ty Việt Á.

    Tiếp theo, Tuyến chỉ đạo Kế toán trưởng CDC Hải Dương phối hợp với Hiệp và nhân viên kinh doanh Công ty Việt Á lấy báo giá của Công ty Việt Á và của đơn vị khác thuộc nhóm Việt Á, trong đó giá của Công ty Việt Á thấp nhất; cung cấp và thống nhất hợp thức thủ tục ban hành chứng thư thẩm định giá do CDC, Công ty Việt Á đưa ra; chỉ đạo các nhân viên lập các thủ tục hợp thức hồ sơ lựa chọn nhà thầu…

    Thực hiện thoả thuận, Việt đã chỉ đạo các nhân viên chi tiền phần trăm ngoài hợp đồng cho Tuyến. từ ngày 19/5/2021 đến ngày 19/11/2021, Tuyến đã nhận 3 lần, tổng số tiền 27 tỷ đồng từ Công ty Việt Á.

    Cựu Giám đốc CDC dựa vào đóng góp, "chia lộc" Giám đốc Sở nhiều hơn Bí thư Tỉnh ủy- Ảnh 1.

    Cựu Giám đốc CDC Hải Dương Phạm Duy Tuyến đánh giá 4 đoàn Trung ương về Hải Dương nhưng không đáp ứng được yêu cầu chống dịch. Ảnh: Bách Thuận

    Tại toà hôm nay, cựu Giám đốc CDC Hải Dương Phạm Duy Tuyến trình bày, Bộ Y tế có điều động 4 cơ sở y tế có uy tín của Bộ về hỗ trợ tỉnh Hải Dương chống dịch Covid-19 khi dịch bùng phát, tuy nhiên theo đánh giá của Tuyến, các đơn vị này không đáp ứng được yêu cầu chống dịch.

    Lý do được Tuyến trình bày là vì quá trình thu thập mẫu, chuyển mẫu từ Hải Dương về Hà Nội, trả kết quả xét nghiệm về các đơn vị ở Hải Dương nên mất thời gian lâu.

    Theo lời khai của Tuyến, lúc đó Hải Dương cần một đơn vị tại chỗ mới đáp ứng được yêu cầu chống dịch cấp bách.

    Về sự xuất hiện của Công ty Việt Á tại tỉnh Hải Dương, theo Tuyến khai là theo sự chỉ đạo của các cấp trên.

    Phía Công ty Việt Á, Phan Quốc Việt đã có trao đổi với Tuyến về việc đưa thiết bị về xét nghiệm hỗ trợ Hải Dương nhưng Tuyến nói việc này không thuộc thẩm quyền.

    Theo Tuyến khai, các cuộc họp của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch, Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Hải Dương đã chỉ đạo đưa Công ty Việt Á vào chống dịch.

    “Cấp trên là ai?” – Chủ toạ phiên toà hỏi.

    “Theo chỉ đạo của Tỉnh uỷ, Bí thư chỉ đạo” – Tuyến đáp.

    Giám đốc Sở được “chia lộc” nhiều hơn Bí thư tỉnh

    Theo lời khai của Phạm Duy Tuyến, trong quá trình chống dịch ở Hải Dương có nhiều văn bản thông báo và các thông báo đều cùng một thông tin là đưa Công ty Việt Á vào tham gia chống dịch ở Hải Dương.

    Tuyến cũng xác nhận Tổng Giám đốc Công ty Việt Á Phan Quốc Việt có tham gia tương đối nhiều lần ở các cuộc họp trong tỉnh về phòng, chống dịch.

    Có lần thì Tuyến gọi điện thoại trực tiếp với Việt, có lần theo chỉ đạo của lãnh đạo Sở mà Tuyến gọi.

    Cơ quan truy tố cáo buộc, theo đề nghị của Việt, cựu Bí thư Hải Dương còn kết luận, chỉ đạo tại cuộc họp ngày 22/2/2021 để Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch, bệnh ban hành kế hoạch 570 giúp Công ty Việt Á được mở rộng phạm vi xét nghiệm, độc quyền bán test xét nghiệm và các vật tư, sinh phẩm y tế khác trên địa bàn Hải Dương, các đơn vị khác tham gia hỗ trợ chống dịch không tiếp tục tham gia xét nghiệm trên địa bàn này.

    Về cuộc họp này, Tuyến khai Việt có tham gia và không nhớ ai đã mời Việt. Khi chủ toạ nhắc lại việc Tuyến đã có nhắn tin gửi giấy mời cho Việt, Tuyến tiếp tục khai không nhớ.

    Về lý do Việt được tham gia cuộc họp, theo Tuyến, thời điểm đó Công ty Việt Á là đơn vị chủ công trong công tác xét nghiệm Covid-19 ở Hải Dương.

    Khai về việc ứng trước kit xét nghiệm của Công ty Việt Á để sử dụng, Phạm Duy Tuyến nói bản thân cảm thấy việc ứng trước chưa phù hợp, nhưng trong điều kiện cơ sở vật chất đó, CDC Hải Dương buộc phải ứng trước.

    “Lúc đó chỉ biết làm và làm, không có gì liên quan đến giá cả, thanh toán” – cựu Giám đốc CDC Hải Dương khai.

    Cựu Giám đốc CDC dựa vào đóng góp, "chia lộc" Giám đốc Sở nhiều hơn Bí thư Tỉnh ủy- Ảnh 2.

    Cựu Giám đốc CDC Hải Dương đưa cho ông Thăng 600 triệu đồng, đưa cho cựu Giám đốc Sở Y tế Hải Dương 7 tỷ đồng, lý do được đưa ra là cựu Giám đốc Sở Y tế rất vất vả trong chống dịch. Ảnh: DV

    Theo bị cáo Tuyến, CDC Hải Dương thanh toán cho Công ty Việt Á bằng cách chỉ định thầu rút gọn. Tuyến giao cho Phòng Kế toán hoàn thiện hồ sơ, Phòng Kế toán phải triển khai các bước theo quy định.

    Về các hợp đồng đã ký kết với Công ty Việt Á, Tuyến trình bày CDC Hải Dương đã ký 4 hợp đồng mua kit xét nghiệm với công ty này, tổng khoảng 147 tỷ đồng. Tuyến cũng chính là người ký giấy chuyển tiền từ tài khoản của CDC Hải Dương thanh toán cho Công ty Việt Á.

    “Thanh toán xong có được lợi ích từ Công ty Việt Á?” – chủ toạ hỏi.

    “Dạ có” – cựu Giám đốc CDC Hải Dương Phạm Duy Tuyến đáp.

    Bị cáo Tuyến khai, sau này khi tiếp tục thanh toán theo đợt 2, 3, Công ty Việt Á đề nghị trích lại phần trăm của mình để hỗ trợ, chia sẻ với CDC Hải Dương, theo như Việt Á nói là chia sẻ lợi nhuận với CDC Hải Dương.

    “Bị cáo nghĩ tiền này không vi phạm pháp luật, sau khi bị bắt mới biết việc nhận tiền là vi phạm pháp luật” – bị cáo Tuyến khai trước toà.

    Cựu Giám đốc CDC dựa vào đóng góp, "chia lộc" Giám đốc Sở nhiều hơn Bí thư Tỉnh ủy- Ảnh 3.

    Bị cáo Phạm Duy Tuyến, cựu Giám đốc CDC Hải Dương

    Về số tiền 27 tỷ đồng nhận từ Công ty Việt Á, Tuyến khai công ty trên đã chuyển cho mình 3 lần, lần đầu tiên 5 tỷ đồng, lần thứ hai là 17 tỷ đồng, lần cuối cùng là 5 tỷ đồng.

    “Bị cáo có suy nghĩ tiền này là tiền phần trăm, hậu đãi, chia sẻ nên không dùng tài khoản của đơn vị vì phải báo cáo tài chính. Bị cáo đã dùng tài khoản của 1 người bạn và 1 người trong gia đình” – cựu Giám đốc CDC Hải Dương khai.

    Về việc sử dụng số tiền, Tuyến nói theo chia sẻ, gợi ý của Công ty Việt Á là chia cho những người có công trong việc chống dịch. Tuyến chi cho lãnh đạo tỉnh, bản thân và những người ở CDC Hải Dương. Việc chia tiền đã được bàn bạc với lãnh đạo Công ty Việt Á, còn cho ai, thành phần thế nào ở CDC Hải Dương là Tuyến chủ động.

    Tuyến khai đưa cho cựu Bí thư Phạm Xuân Thăng 3 lần, 2 lần 300 triệu đồng, 1 lần 50 nghìn USD. Tuyến khai số tiền USD này là của người thân gửi cho mình giữ.

    Ngoài đưa cho ông Thăng, Tuyến đưa cho cựu Giám đốc Sở Y tế Hải Dương Phạm Mạnh Cường 6 lần, tổng 7 tỷ đồng.

    Khai về lý do đưa tiền cho ông Cường nhiều hơn đưa cho cựu Bí thư tỉnh, Tuyến nói Cường là thủ trưởng trực tiếp, là người rất vất vả trong công tác chống dịch.

    Ngoài ra, Tuyến còn đưa cho các bộ CDC Hải dương từ 20 triệu đến 500 triệu đồng, còn lại hơn 16 tỷ đồng, Tuyến khai làm các việc cá nhân.

    Hiện Tuyến đã nộp lại hơn 13 tỷ đồng.

    Cũng khai tại toà hôm nay, Vũ Đình Hiệp nói tôn trọng các số liệu của cơ quan điều tra đã thể hiện. Hiệp thừa nhận đưa hối lộ tại các tỉnh với số tiền 32 tỷ có lẻ.

    Hiệp cũng khai Việt có yêu cầu Hiệp chuẩn bị tiền vài lần. Khi được yêu cầu, Hiệp thông báo cho kế toán chuẩn bị tiền cho mình để mang theo, khi nào Việt cần thì Hiệp đưa.

    Thời điểm cao nhất Hiệp cầm khoảng 200.000 đến 300.000 USD và hầu như không có tiền Việt Nam đồng. Hiệp cũng thừa nhận hành vi đồng phạm như cáo trạng truy tố.

    Nguồn: Sưu tầm


    Speak Your Mind

    *