May 4, 2024

Nàng Mona Lisa “vấy bẩn” vì bị hắt súp bí ngô

  • Đánh bại Công An Hà Nội, Nam Định tiến bước dài đến ngôi vương
  • HLV Hoàng Anh Tuấn bận rộn với U16, U19 Việt Nam
  • CLB Hà Nội suýt thua trên sân Vinh của Sông Lam Nghệ An

  • Nhóm môi trường Riposte Alimentaire (tạm dịch là “Phản ứng thực phẩm”) đã lên tiếng nhận trách nhiệm, cho biết hai người biểu tình đứng đằng sau vụ phá hoại, có liên quan đến một chiến dịch của họ.

    Đoạn video ghi lại vụ việc cho thấy những người biểu tình hất súp từ chai trước khi chui xuống bên dưới hàng rào bảo vệ để hét vào mặt những người đang xem tranh. “Điều gì quan trọng hơn: nghệ thuật hay quyền có một chế độ ăn uống lành mạnh và bền vững?”, người này nói.

    Sau đó, các nhân viên tại bảo tàng Louvre đã đặt một tấm màn đen lớn để ngăn cách du khách và người biểu tình. Bảo tàng đã sơ tán toàn bộ du khách khỏi căn phòng “Salle des Etats”, nơi lưu giữ bức “Mona Lisa”. Sau đó không lâu, bảo tàng đã mở cửa trở lại.

    Nàng Mona Lisa “vấy bẩn” vì bị hắt súp bí ngô

    Nàng Mona Lisa "vấy bẩn" vì bị hắt súp bí ngô- Ảnh 1.

    Bức tranh “Mona Lisa” nổi tiếng bị hất súp. Ảnh: CNN.

    “Hai nhà hoạt động từ phong trào môi trường Riposte Alimentaire đã hất súp bí ngô lên tấm kính bọc thép bảo vệ bức tranh quý giá Mona Lisa. Nhân viên an ninh của Louvre đã ngay lập tức can thiệp”, một tuyên bố từ bảo tàng cho biết.

    Phía bảo tàng cho biết thêm họ đang gửi đơn kiện. Trong một loạt bài đăng trên mạng xã hội về vụ việc, Riposte Alimentaire cho hay, họ muốn thu hút sự chú ý đến việc sản xuất lương thực không bền vững và nạn đói ở Pháp, đồng thời kêu gọi “tích hợp thực phẩm vào hệ thống an sinh xã hội chung”.

    Theo trang web của mình, Riposte Alimentaire là một phần của Mạng lưới A22, một tập hợp các nhóm hoạt động xã hội. Trong đó có cả Just Stop Oil, nhóm đã dàn dựng một cuộc tấn công tương tự vào tác phẩm “Sunflowers” của Vincent van Gogh ở London vào năm 2022. Nhóm này nổi tiếng với các cuộc biểu tình vì biến đổi khí hậu.

    Vụ việc xảy ra trong bối cảnh nông dân Pháp biểu tình rộng rãi về vấn đề trả lương, cạnh tranh và các quy định của chính phủ.

    Trên mạng xã hội X, nền tảng trước đây gọi là Twitter, Bộ trưởng Văn hóa Pháp Rachida Dati đã lên án cuộc biểu tình ở Louvre. Cô viết: “Mona Lisa, giống như di sản của chúng ta, thuộc về thế hệ tương lai. Không có lý do nào có thể biện minh cho việc lấy nó làm mục tiêu phá hoại”.

    Dati, người được tân Thủ tướng Pháp Gabriel Attal bổ nhiệm làm Bộ trưởng Văn hóa vào đầu tháng này, nói thêm: “Tôi dành tất cả sự ủng hộ của mình cho các nhân viên của Louvre”. Tuyệt tác “Mona Lisa” của Leonardo da Vinci được treo trong bảo tàng Louvre và được cho là bức tranh nổi tiếng nhất thế giới. Hàng triệu du khách mỗi năm xếp hàng để xem, chụp ảnh hoặc tạo dáng với tác phẩm nghệ thuật nhỏ chỉ cao hơn 76cm và rộng gần 60cm

    Được vẽ vào đầu thế kỷ 16, bức chân dung bí ẩn không còn xa lạ với việc bị phá hoại và trộm cắp.

    Tác phẩm từng bị một nhân viên của Louvre đánh cắp vào năm 1911, nâng cao danh tiếng quốc tế của nó. Phần dưới của bức tranh bị axit tấn công vào những năm 1950, khiến bảo tàng phải tăng cường các biện pháp bảo vệ xung quanh tác phẩm, bao gồm cả kính chống đạn.

    Năm 2009, một người phụ nữ giận dữ ném chiếc cốc gốm vào bức tranh, làm vỡ chiếc cốc nhưng bức tranh không hề hấn gì. Sau đó, vào năm 2022, một vị khách đã bôi lớp kem phủ lên khắp lớp kính bảo vệ của bức tranh thời Phục hưng.


    Speak Your Mind

    *