May 11, 2024

Nhạc sĩ Trương Quý Hải: “Tổ quốc được tạo nên từ những linh hồn bất tử tuổi đôi mươi”

  • Kể chuyện làng: Về làng cổ xem Lễ hội Mục đồng
  • Bí quyết giúp mỹ nữ từng làm fan Việt tự hào sở hữu làn da trắng “phát sáng“
  • Mbappe xác nhận chia tay PSG

  • Ca khúc đầu tiên được viết bên mộ đồng đội

    Những năm 1979-1989, mảnh đất Vị Xuyên (Hà Giang) từng được gọi là “lò vôi thế kỷ” –  chỉ sự khốc liệt, đau thương của cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc. Trong số những người trai Hà Nội lên đường tới biên giới, có nhạc sĩ Trương Quý Hải (tác giả của những ca khúc nổi tiếng Hà Nội mùa vắng những cơn mưa, Khoảnh khắc sau này…) Ở tuổi đôi mươi, khi vừa rời ghế nhà trường, anh lần đầu chứng kiến đồng đội hi sinh ngay trước mắt mình, rồi tự tay tiễn đưa và chôn cất họ.

    Chia sẻ với PV Dân Việt, nhạc sĩ Trương Quý Hải cho biết, với anh, ký ức về tháng ngày chiến đấu tại chiến trường biên giới vẫn còn nguyên vẹn trong anh. Đôi khi, nhớ tới những người đồng đội đã hi sinh, anh nghẹn lại. 

    “Tôi luôn nghĩ mình còn có thể trở về, còn với họ, cuộc sống đã mãi mãi dừng lại ở những tháng ngày đó, khi tuổi thanh xuân vẫn còn dang dở. Cũng bởi vậy, đôi lúc nhìn thấy một điều gì thân quen, tôi lại liên tưởng tới họ”.

    Nhạc sĩ Trương Quý Hải: "Tổ quốc được tạo nên từ những linh hồn bất tử tuổi đôi mươi"- Ảnh 1.

    Nhạc sĩ Trương Quý Hải. (Ảnh: FBNV)

    Ca khúc đầu tiên Thư về với mẹ được nhạc sĩ Trương Quý Hải viết năm 1984, khi anh 21 tuổi. “Thời điểm đó, rất nhiều đồng đội trong đơn vị tôi hi sinh. Cảnh tượng những ngày tháng đó rất đau thương, không thể miêu tả được bằng lời. Là người có nhiệm vụ chăm sóc thương binh, nhưng thi thoảng tôi lại xin phép chỉ huy tới hỗ trợ công tác tử sĩ, làm nhiệm vụ chôn cất những anh em đã an nghỉ”.

    Có lần, nhạc sĩ Trương Quý Hải tìm được tờ giấy thấm máu từ vỏ bao thuốc lá Sa Pa khi đang làm nhiệm vụ tẩm liệm đồng đội. Bức thư viết bằng màu mực Cửu Long, đã lẫn trong máu, chỉ còn vỏn vẹn 3 chữ “Mẹ kính yêu”. “Ngồi bên mộ đồng đội mới chôn cất, nghĩ tới lá thư trong bao thuốc lá (cũng có thể chưa phải lá thư, mà là điều anh ấy viết ra khi quá nhớ mẹ), tôi lẩm nhẩm mấy câu hát. Tôi chỉ muốn hát cho đồng đội nghe, để họ vẫn thấy anh em bên mình, hát dần cũng thành bài, từ đó đồng đội trong đơn vị đặt tên cho và làm thành ca khúc” – nhạc sĩ Trương Quý Hải tâm sự. 

    Sau này, khi trở về Hà Nội, Trương Quý Hải tiếp tục việc học tại ĐH Mỏ – Địa chất, rồi ĐH Kinh tế quốc dân. Tuy nhiên, đến một ngày anh nhận ra, nhân duyên của cuộc đời mình chính là công việc sáng tác: “Thuở nhỏ, tôi từng tập violon, sau đó vì bị gãy tay mà phải bỏ dở. Thế nhưng, dù tôi có học tiếp, tôi cũng sẽ là nghệ sĩ trình diễn chứ không thể sáng tác. Chiến trường đã cho tôi cảm xúc, đã cho tôi thực tiễn để cất thành những giai điệu. Người ta gọi là nghiệp, với tôi đó là cái duyên của cuộc đời mình. Khi đã là định mệnh, mình chẳng thay đổi làm gì, cứ thế mà tiếp tục bước tiếp thôi”.

    Nhạc sĩ Trương Quý Hải thể hiện ca khúc “Đàn én”, viết về những người đồng đội đã hi sinh. (Clip: Đại học FPT Cần Thơ)

    “Mỗi cột mốc mang bóng dáng của lịch sử, máu xương của đồng đội”

    Dù nổi danh với nhiều tình khúc, đề tài người lính dường như vẫn luôn là chủ đề lớn nhất, đau đáu nhất trong tâm hồn nhạc sĩ Trương Quý Hải. Năm 2023, anh cùng đồng đội một lần nữa về thăm nghĩa trang liệt sĩ Vỵ Xuyên, đài hương 468, hát cho anh em nghe những ca khúc mới. “Mỗi lần lên đây, nhìn cột mốc biên giới, tôi lại thấy ở đó bóng dáng của lịch sử, xương máu cha ông, xương máu đồng đội mình. Có lần, khi tôi đi với đoàn làm phim tài liệu của VTV, khoảnh khắc chúng tôi quây quần bên cột mốc 256 đàn hát, không biết ai vô tình đặt chiếc mũ tai bèo lên cột mốc. Lúc ấy, tôi bỗng có cảm giác cột mốc như người sống, như linh hồn đồng đội đang mãi mãi đứng đó, canh giữ bình yên cho đất nước này”. 

    Bên cạnh các ca khúc về mặt trận biên giới phía Bắc, nhạc sĩ Trương Quý Hải cũng sáng tác Bóng chiều Tây Nam – viết về những người lính hi sinh tại mặt trận phía Tây Nam của tổ quốc, và Vòng tròn bất tử, dành cho các chiến sĩ trong trận Gạc Ma. Anh chia sẻ: “Thời điểm của chúng tôi có 3 hướng mặt trận: Mặt trận phía Bắc, mặt trận Tây Nam và mặt trận biên cương, hải đảo. Với Vị Xuyên, tôi ở đó nên viết khá nhiều. Giờ đây, tại hai mặt trận còn lại, tôi cũng hoàn thành anh em một phần nào. Họ hi sinh rồi không thể nói được, mình nói thay anh em, bởi ba cánh quân chính là ba anh em ruột”.

    Với nhạc sĩ Trương Quý Hải, tổ quốc được tạc thành bởi những linh hồn bất tử ở tuổi đôi mươi, từ thế hệ này sang thế hệ khác, và cho tới hiện tại. “Cho tới bây giờ, những người lính trẻ vẫn đang chắc tay súng bảo vệ biên cương. Bên cạnh đó, còn một lực lượng rất lớn, trên tay họ là bàn phím, là những công cụ thông minh. Họ cũng trở thành những chiến binh mới, với nhiệm vụ cũng khó khăn, nhiều thách thức không kém là làm giàu, làm đẹp đất nước này, đưa tổ quốc lên tầm cao mới”.


    Speak Your Mind

    *