April 27, 2024

Cách quản lý tài chính đáng ngưỡng mộ của vợ chồng ở Hà Nội: Không ai xin tiền ai, mỗi người đều có “quỹ đen”

  • Áo vàng Petr Rikunov và Lê Nguyệt Minh bị cảnh cáo vì gây gổ sau đích đến
  • Con trai Đại tướng Võ Nguyên Giáp: “Lúc sinh thời, cha tôi luôn xúc động khi nhắc tới Điện Biên Phủ”
  • Petr Rikunov gặp sự cố, Martin Laas chiến thắng tại TP Cần Thơ

  • Nhắc đến chuyện quản lý tài chính trong gia đình, chắc hẳn phần lớn mọi người đều nghĩ rằng vị trí “tay hòm chìa khóa” chắc chắn sẽ thuộc về người làm vợ. Đây gần như là “truyền thống” của các gia đình từ xưa đến nay, cũng là chuyện không mấy khó hiểu vì định kiến đàn ông chẳng biết quản lý tài chính.

    Tuy nhiên, đây là cách nghĩ có phần không còn đúng ở thời đại này, đặc biệt là với các cặp vợ chồng có tư duy hiện đại, cởi mở.

    Thu Thảo (29 tuổi) và Tuấn Minh (31 tuổi) – Cặp vợ chồng ở Hà Nội là một trong số những gia đình nói không với việc vợ thu lương của chồng. Không ai quản lý ai chuyện tiền bạc, thay vào đó, Thu Thảo và Tuấn Minh cùng “chung tay” quản lý tài chính gia đình.

    Cách quản lý tài chính đáng ngưỡng mộ của vợ chồng ở Hà Nội: Không ai xin tiền ai, mỗi người đều có quỹ đen - Ảnh 1.

    Thu Thảo và Tuấn Minh

    “Mình nghĩ là chẳng có người đàn ông nào thích cảm giác muốn mời anh em chầu bia cũng phải… xin tiền vợ. Bản thân mình cũng không tự tin với việc có thể một mình quản lý tài chính cho 2 người, đồng nghĩa với 2 nguồn thu. Thế nên chúng mình quyết định cùng nhau làm, hai cái đầu vẫn hơn chứ” – Cô vợ Thu Thảo vừa cười vừa chia sẻ.

    Để cùng nhau quản lý tài chính, Thu Thảo và Tuấn Minh đã thực hiện 3 điều dưới đây.

    1 – Dùng 5 thẻ ngân hàng cho các nhu cầu cụ thể trong cuộc sống

    Hàng tháng, ngay sau khi nhận lương, Thu Thảo và Tuấn Minh sẽ làm 2 việc:

    – Chuyển 20% thu nhập của từng người vào tài khoản tiết kiệm chung.

    – Chuyển 10% thu nhập vào 1 chiếc thẻ ATM chuyên dùng để đóng tiền phí sinh hoạt (tiền điện, nước, mạng, phí dịch vụ chung cư, phí gửi 2 xe máy).

    – Chuyển 30% thu nhập vào 1 chiếc thẻ ATM chuyên dùng để mua thực phẩm cho cả gia đình.

    – Chuyển 20% thu nhập vào 1 chiếc thẻ ATM chuyên dùng để mua quần áo, bỉm, sữa cho con.

    – Rút 5% thu nhập của từng người ra tiền mặt, để sẵn trong két sắt phòng khi ốm đau, bệnh tật bất ngờ. Đây chính là khoản quỹ khẩn cấp.

    – Với 15% thu nhập còn lại, mỗi người toàn quyền chi tiêu theo sở thích, mong muốn cá nhân.

    Cách quản lý tài chính đáng ngưỡng mộ của vợ chồng ở Hà Nội: Không ai xin tiền ai, mỗi người đều có quỹ đen - Ảnh 2.

    5 thẻ ngân hàng mà vợ chồng Thu Thảo và Tuấn Minh đang sử dụng

    “Mình sẽ là người quản lý 2 thẻ ATM dùng cho việc mua thực phẩm cho cả gia đình và đóng tiền phí sinh hoạt, còn Minh sẽ quản lý thẻ ATM phục vụ việc mua bỉm, sữa, quần áo, thuốc men cho con.

    Gọi là chồng quản lý việc chi tiêu cho con nhưng thực chất mình vẫn là người chốt đơn tất cả, sau đó, Minh sẽ chuyển tiền từ tài khoản dùng để chăm con lại cho mình. Mỗi tuần chuyển một lần, đồng nghĩa với việc mình phải ghi lại chi tiêu rất rõ ràng, nếu không, Tuấn sẽ không duyệt chi đâu” – Thu Thảo chia sẻ.

    Thu Thảo còn cho biết ngoài khoản chi cố định là tiền bỉm, sữa cho con, trước khi mua bất cứ món đồ nào cho em bé, Thảo cũng đều bàn với Minh, đặc biệt là giày dép và quần áo cho bé. Thảo tự nhận mình là bà mẹ phù phiếm, nghiện mua đồ cho con nên hay bội chi khoản này. Tuấn thì tỉnh táo và suy nghĩ lý trí hơn, nên sẽ có nhiệm vụ duyệt chi.

    “Bé nhà mình được 15 tháng, trộm vía bé ít khi ốm vặt nên thường thì chúng mình không dùng hết khoản tiền trong thẻ ATM dành cho việc chăm sóc con. Tiền trong thẻ ATM dành cho những mục đích khác cũng sẽ có tháng dư ra. Với số tiền dư ra hàng tháng này, vợ chồng mình sẽ chuyển vào 1 tài khoản ATM khác nữa, gom lại bao giờ đủ thì mua 1-2 chỉ vàng, coi như có thêm một mình thức tích lũy tài sản ngoài gửi tiết kiệm ngân hàng” – Thu Thảo kể.

    Với cách phân bổ luồng tiền như thế này, có thể thấy Thảo và Minh đang sử dụng 5 thẻ ngân hàng: 1 thẻ ATM riêng để chi tiêu cho sở thích, mong muốn cá nhân; 3 thẻ ATM chung cho các khoản chi thiết yếu trong gia đình; 1 thẻ ATM tạm gọi là “nơi cất tiền để dành mua vàng”.

    2 – Nói không với việc can thiệp vào “quỹ đen” của nhau

    Khi được hỏi về mức thu nhập hàng tháng của hai vợ chồng, Thu Thảo cho biết vì tính chất công việc nên con số này không cố định hàng tháng, điều duy nhất chắc chắn chỉ là không có tháng nào thu nhập của mỗi người dưới 30 triệu.

    Vì điều này mà khoản “quỹ đen” (15% thu nhập còn lại của từng người sau khi trừ đi hết khoản tiết kiệm chung và chi tiêu chung) cũng không cố định mỗi tháng.

    “Chúng mình đều đồng ý với nhau rằng không ai có quyền can thiệp, chất vấn hay quản lý khoản tiền tạm gọi là “quỹ đen” này của đối phương. Nghĩa là chồng mình thích mua máy chơi game, muốn đi ăn uống với bạn bè hay dùng tiền đó để đầu tư,… làm gì cũng được miễn là không tiêu lẹm vào tiền dành cho con thì mình sẽ không ý kiến. Đương nhiên, anh ấy cũng vậy, không bao giờ can thiệp vào việc mình sử dụng khoản quỹ đen của mình ra sao” – Thu Thảo kể.

    Có thể thấy, tư duy của Thu Thảo khá hiện đại và cởi mở. Cô còn cho biết thêm: “Trong trường hợp mỗi người dùng số tiền trong “quỹ đen” hàng tháng để đầu tư, may mắn có lời thì đó sẽ là tài sản riêng của từng người, không gộp vào tài sản chung. Chuyện này chúng mình bàn rõ ngay từ đầu cả rồi và cũng đồng quan điểm rằng không nên đầu tư tất tay quá, kẻo nợ lần thì làm khổ cả nhau lẫn con”.

    Tạm kết

    Hiện tại, Thu Thảo và Tuấn Minh đã kết hôn được gần 4 năm và đã áp dụng cách quản lý tài chính này được khoảng 2,5 năm.

    “Thú thật là phải đến lúc xác định sẽ có con, chúng mình mới bàn bạc và lên kế hoạch quản lý tài chính rõ ràng, chi tiết như đã chia sẻ. Còn trước đó thì vẫn chi tiêu thoải mái lắm, cũng có tiết kiệm nhưng chủ yếu vẫn là mạnh ai nấy tiêu. May mắn là chúng mình khá chung chí hướng trong tất cả mọi việc, nên trộm vía không mấy khi bất đồng trong việc tiền bạc” – Thu Thảo chia sẻ.


    Speak Your Mind

    *