May 14, 2024

Sân Bung Karno được chỉnh trang, chuẩn bị trận 'đại chiến' Indonesia – Việt Nam

  • Vì sao hàng loạt ngôi sao gạo cội sẵn sàng nhào lộn, đu dây tại show truyền hình thực tế?
  • Giải taekwondo châu Á 2024 tại Đà Nẵng: Số người tham dự đông kỷ lục
  • “Lưu Diệc Phi phiên bản Việt” chăm ăn trái cây, tập gym để có da trắng, dáng xinh

  • Bề mặt sân Bung Karno đang được cải tạo lại - Ảnh: TRIBUNNEWS

    Bề mặt sân Bung Karno đang được cải tạo lại – Ảnh: TRIBUNNEWS

    Theo lịch thi đấu, đội tuyển Indonesia sẽ tiếp đón đội tuyển Việt Nam vào ngày 21-3 và đến làm khách trên sân Mỹ Đình ngày 26-3 tại vòng loại thứ 2 World Cup 2026 khu vực châu Á. Để chuẩn bị cho trận đấu, “chảo lửa” Bung Karno đang được chỉnh trang.

    Khẩn trương cải tạo chất lượng mặt cỏ sân Bung Karno

    Thời gian gần đây, sân Bung Karno bị truyền thông Indonesia phản ánh về việc cỏ vàng úa, một số chỗ còn không được bằng phẳng. Tiếp nhận thông tin này, ban quản lý đã gấp rút cải tạo lại mặt sân.

    Cỏ ở sân Bung Karno được cho là bắt đầu xanh trở lại. Trước đó, hôm 10-2, sân vận động này đã chứa khoảng 100.000 người đến ủng hộ sự kiện tranh cử tổng thống Indonesia.

    Ban quản lý sân Bung Karno khẩn trương làm việc, chuẩn bị cho trận gặp Việt Nam - Ảnh: BOLA SPORT

    Ban quản lý sân Bung Karno khẩn trương làm việc, chuẩn bị cho trận gặp Việt Nam – Ảnh: BOLA SPORT

    Để việc bảo dưỡng mặt sân diễn ra thuận lợi, ban quản lý đã đề nghị CLB Persija Jakarta sang thi đấu ở sân vận động khác. Vì Bung Karno vốn là sân nhà của CLB Persija Jakarta.

    Không chỉ vậy, buổi hòa nhạc của ca sĩ Ed Sheeran cũng được chuyển đến nơi khác thay vì diễn ra ở Bung Karno. Những động thái này nhằm mục đích không để bất kỳ hoạt động nào diễn ra trong thời gian cải tạo sân.

    Sắp tới, phái đoàn của FIFA sẽ đến kiểm tra tình trạng của sân một lần nữa trước khi trận đấu giữa Indonesia và Việt Nam diễn ra.

    Cỏ ở sân Bung Karno dần xanh trở lại - Ảnh: BOLA

    Cỏ ở sân Bung Karno dần xanh trở lại – Ảnh: BOLA

    Trưởng phòng quan hệ công chúng, pháp lý và hành chính của sân Bung Karno – Asep Triyadi chia sẻ: “Mặt sân đã được cải thiện nhiều. Tất nhiên vẫn còn một số điểm hạn chế, đặc biệt là những nơi không tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Nhưng vẫn còn thời gian để chuẩn bị cho đến ngày 21-3”.

    Cũng theo ông, ban quản lý và công nhân đã làm việc chăm chỉ trong những ngày qua để đảm bảo chất lượng mặt sân. Do đó, Asep Triyadi lạc quan rằng Indonesia vẫn sẽ tiếp đón tuyển Việt Nam với chất lượng mặt sân tốt nhất.

    “Vì đây là trận đấu ở cấp độ FIFA nên chúng tôi chắc chắn sẽ kiểm tra trước. Chúng tôi sẽ tiếp tục làm việc chăm chỉ để chuẩn bị sẵn sàng cho việc tổ chức trận Indonesia đấu Việt Nam. Tôi cũng mong rằng khán giả sẽ đến cổ vũ một cách trật tự”, ông Asep Triyadi nói.

    Cổ động viên Indonesia từng tấn công người hâm mộ Malaysia tại vòng loại World Cup 2022 - Ảnh: DETIK

    Cổ động viên Indonesia từng tấn công người hâm mộ Malaysia tại vòng loại World Cup 2022 – Ảnh: DETIK

    “Chảo lửa” Bung Karno – áp lực cho đội tuyển Việt Nam

    Sân Bung Karno không phải là cái tên xa lạ với đội tuyển Việt Nam. Nơi đây được mệnh danh là “chảo lửa” vì sự cổ vũ cuồng nhiệt của người hâm mộ Indonesia. Điều này ít nhiều cũng tác động đến tâm lý của đội tuyển Việt Nam.

    Chẳng hạn ở trận bán kết lượt đi AFF Cup 2022, lúc HLV Park Hang Seo còn dẫn dắt, tuyển Việt Nam chỉ có thể hòa Indonesia 0-0 trên sân Bung Karno.

    Không chỉ vậy, sân Bung Karno còn nổi tiếng với nhiều vụ cổ động viên quá khích dẫn đến bạo động.

    Điển hình là màn so tài giữa chủ nhà Indonesia và Malaysia tại vòng loại World Cup 2022 vào ngày 5-9-2019. Trận đấu diễn ra với nhiều sự cố bạo động trong và sau trận khiến lực lượng cảnh sát Indonesia phải vất vả mới kiểm soát được tình hình.


    Speak Your Mind

    *