April 28, 2024

Lương hưu 3 triệu đồng, làm thêm để hỗ trợ con trả nợ đến mức nhập viện, U65 thừa nhận: Tiền không phải tất cả

  • Bóng đá có gì trong những ngày lễ?
  • Minh Hằng tập đủ các môn nên múi bụng trùng điệp, sẵn sàng mặc bikini đón hè
  • Giả danh trợ lý lãnh đạo cao cấp để lừa đảo

  • Năm nay, bà Giang (Thượng Hải, Trung Quốc) vừa bước sang tuổi 61. 5 năm trước, bà đã hoàn tất thủ tục nghỉ hưu sau hơn 30 năm cống hiến cho 1 công ty nhà nước. Bà cho biết mức lương hưu nhận được chỉ là 1.000 NDT (khoảng 3,4 triệu đồng), ít hơn ⅓ so với thời điểm vẫn còn công tác nên có chút buồn. Ngoài khoản lương hưu, ở thời điểm đó, vợ chồng cụ bà vẫn còn có cả 1 khoản tiết kiệm lên đến 300.000 NDT. Vợ chồng bà cũng có một cậu con trai đã có công việc ổn định với thu nhập tốt.

    Lương hưu 3 triệu đồng, làm thêm để hỗ trợ con trả nợ đến mức nhập viện, U65 thừa nhận: Tiền không phải tất cả - Ảnh 1.

    Bình thường với điều kiện như vậy, sau khi nghỉ hưu, cụ bà này hoàn toàn có thể tận hưởng cuộc sống hưu trí của mình. Tuy nhiên, bà Giang cho biết lương hưu hiện tại không đủ để hỗ trợ con trai trả khoản nợ ngân hàng 600.000 NDT sau khi mua nhà.

    “Trước khi nghỉ hưu, ⅓ tiền lương của tôi được dùng để hỗ trợ con trả nợ. Tôi chỉ mong muốn giúp con giảm bớt áp lực. Nhưng kể từ khi nghỉ hưu, tiền lương giảm nên không thể giúp gì được nữa”, bà Giang kể lại.

    Mặc dù con trai luôn nói mẹ cứ sống thoải mái, không cần áp lực. Song cụ bà này hoàn toàn không yên tâm và không thể tận hưởng cuộc sống một cách dễ dàng khi thấy các con vẫn còn chật vật như vậy. “Năm con học cấp 2, tôi muốn con trai phải đỗ vào trường cấp 3 trọng điểm. Sau 3 năm, tôi nghĩ mong ước lớn nhất là con phải đỗ vào trường đại học tốt. Nhưng khi đã đạt được mong ước đó rồi, tôi lại muốn con trai tốt nghiệp đại học và có công việc ổn định. Giờ đây, tôi lại tiếp tục mong cầu con trai trả hết nợ nần, thậm chí tiết kiệm được 1 khoản để phòng trường hợp cấp bách”.

    Với những ham muốn không ngừng nghỉ và nỗi ám ảnh không thể buông bỏ, bà Giang nhận thấy mức lương hưu nhận được khi đó là không đủ. Sau khi ở nhà chưa đầy 1 tháng, bà bắt đầu đi tìm việc.

    Sau khoảng vài tuần, cụ bà được giới thiệu vào rửa bát cho 1 nhà hàng. Khi chia sẻ câu chuyện này với con trai, anh hoàn toàn phản đối bởi lo lắng cho chiếc lưng đau của mẹ mình.

    Tuy nhiên, bà gạt đi tất cả và khẳng định công việc này quá nhẹ nhàng lại được trả mức lương cao nên rất hài lòng.

    “Lúc đầu, vị trí của tôi có 3 người làm cùng. Mỗi người một ca nên ai cũng có thời gian nghỉ ngơi. Tuy nhiên sau 4 tháng, có 1 người nghỉ việc. Nhận thấy công việc không quá mệt mỏi, tôi chủ động bàn bạc với người còn lại chia nhau để làm phần việc còn lại. Tất nhiên, chúng tôi sẽ được tăng lương lên 4.500 NDT/tháng nên cả 2 đều vô cùng hài lòng”, cụ bà kể lại.

    Làm việc ở nhà hàng, bà Giang được lo bữa trưa và bữa tối, thậm chí còn có tiền phụ cấp xăng xe. Dường như mỗi tháng bà không tiêu đến 2 khoản lương nhận được. Cuộc sống như vậy khiến bà vô cùng hài lòng và cảm thấy an toàn.

    Tuy nhiên, chưa đầy 2 tháng sau khi nhận thêm công việc, chiếc lưng của bà đau nhiều hơn khiến bản thân cảm thấy khó chịu. “Mỗi ngày, tôi đi làm từ 10h sáng đến 3h chiều. Sau đó, tôi lại làm tiếp từ 5h chiều đến 11h đêm. Nhìn chung, mỗi ngày tôi làm việc đến 11 tiếng đồng hồ. Làm việc vất vả lại không được ngủ đủ giấc, tôi dần thấy cơ thể có dấu hiệu mệt mỏi. Tuy nhiên, tôi luôn nghĩ rằng rồi bản thân sẽ làm quen được thôi nên vẫn cố gắng”, cụ bà tâm sự.

    Nhưng sau đó 1 tuần, khi đang rửa bát, bà Giang đứng không vững và ngã khụy xuống. Sau khi được đưa đến bệnh viện, bác sĩ nói rằng bà đứng quá lâu và làm việc quá sức khiến sức khỏe suy kiệt nghiêm trọng. Nhiều chỉ số sức khỏe đều trong tình trạng cảnh báo và cần được nghỉ ngơi.

    Lương hưu 3 triệu đồng, làm thêm để hỗ trợ con trả nợ đến mức nhập viện, U65 thừa nhận: Tiền không phải tất cả - Ảnh 2.

    “Tôi nằm viện tròn 20 ngày. Về nhà tôi tiếp tục nghỉ ngơi 20 ngày nữa mới thấy cơ thể dần bình phục. Trong những ngày ốm, lúc nào tôi cũng lo lắng con trai làm thế nào để trả nợ, công việc rồi sẽ ra sao, ông xã chăm tôi rồi thì làm sao có thể đi làm? Hàng loạt những câu hỏi đó cứ xuất hiện trong đầu tôi.

    Tuy nhiên sau tất cả, tôi nhận ra không có chuyện gì xảy ra cả. Con trai vẫn trả nợ thế chấp. Cuộc sống của nó vẫn thoải mái. Ngoài việc chăm sóc tôi, ông xã vẫn đi làm bình thường, nhà cửa ngăn nắp, mọi việc vẫn ổn.

    Sau hàng loạt những chuyện như vậy, tôi dần nhận ra rằng ngoại trừ sức khỏe, mọi thứ đều không quan trọng. Sau khi khỏi bệnh, tôi không còn tập trung vào việc kiếm tiền nữa. Thay vào đó tôi tận hưởng cuộc sống, ăn những thứ mình muốn, tiêu dùng trong khả năng tài chính.

    Sau 1 năm thay đổi cách sống và cách nghĩ, dù nhận được mức lương hưu ít ỏi nhưng tôi vẫn mãn nguyện và cảm thấy hạnh phúc, không áp lực và mệt mỏi như trước”.


    Speak Your Mind

    *