April 28, 2024

Bạn đọc hiến kế: 'Để bóng đá Việt Nam lấy lại vị thế, bắt đầu từ bóng đá trẻ, bóng đá học đường'

  • Đánh bại Thái Lan, Iran đăng quang Giải futsal châu Á 2024
  • Thắng nghẹt thở Tottenham, Arsenal vẫn tạm giữ ngôi đầu
  • CLB Hà Nội nhọc nhằn vào bán kết Cúp quốc gia 2023 – 2024

  • Đội tuyển bóng đá Việt Nam luôn nằm trong trái tim người hâm mộ - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

    Đội tuyển bóng đá Việt Nam luôn nằm trong trái tim người hâm mộ – Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

    Về lâu dài cần phát triển bóng đá học đường, các em phải có cơ hội giao lưu với các danh thủ. Các danh thủ nên dành thời gian đến các trường học giao lưu, biểu diễn. Những hành động nhỏ nhưng sẽ khơi gợi được tài năng”.
    Ý kiến bạn đọc Mây Lam Chiều

    Cải tổ những bất cập ở bộ máy VFF

    Theo tôi, phải bắt đầu từ việc cải tổ VFF. Vì sao tôi nói vậy?

    Đơn cử, dẫn chứng việc lựa chọn HLV cho đội tuyển quốc gia vừa qua, tôi đã thấy có vấn đề rồi.

    Cụ thể, khi ông Park rời đi, VFF đã lập tức ký ngay hợp đồng dài hạn với HLV mới mà không có điều kiện ràng buộc nào.

    Và khi đến đường cùng đã vội thanh lý hợp đồng với điều khoản kỳ lạ “hỗ trợ 3 tháng lương”. Kỳ lạ ở chỗ, nếu hợp đồng không bị thanh lý thì đến tháng 6 ông ấy cũng bị sa thải. 

    Tức là vẫn trả lương nhưng không cần ông ấy làm việc. Rõ ràng không giống thanh lý hợp đồng sớm chút nào.

    Thứ hai, đã gọi là liên đoàn nhưng không hề có động thái nào hỗ trợ CLB cả. Toàn các CLB tự bơi, thậm chí có CLB còn không đủ tiền trả lương cầu thủ.

    Một giải đấu mà chức vô địch được 2 tỉ trong khi mùa trước chỉ thắng một trận tranh vé trụ hạng cũng được thưởng từng ấy. Thế mà VFF vẫn không thấy gì bất thường.

    Ý kiến bạn đọc nick name Vietroad

    Tạo thêm sân chơi cho cầu thủ trẻ

    Đã rất lâu rồi tôi mong muốn một ngày nào đó được nhìn thấy VFF tổ chức được một giải trẻ U21+ thi đấu song song với giải vô địch quốc gia như cái cách mà Thái Lan học hỏi được từ Nhật Bản và Hàn Quốc cũng như các quốc gia bóng đá mạnh trên thế giới đã làm rất lâu rồi.

    Được thi đấu hằng tuần là cực kỳ tốt cho các cầu thủ trẻ từ 17 đến 23+ với các cầu thủ dự bị ít được thi đấu ở đội một. Nếu không làm được như vậy thì tôi nói có thêm 20 năm nữa Việt Nam vẫn như vậy thôi, không khác được.

    VFF đi thực tế nước ngoài nhiều thì cần phải rút ra bài học từ các nước. Đào tạo cả ngàn người nhưng không có đất diễn thì bao giờ cầu thủ phát triển, cầu thủ trẻ cần số trận cọ xát để phát triển.

    Trên thế giới họ thống kê cả rồi. Còn cái cách làm bóng đá như hiện nay thì chúng ta cứ đợi theo chu kỳ 10 năm từ 1998-2008-2018 rồi tới 2028.

    Ý kiến bạn đọc Nguyễn Trường Sơn

    Nâng tầm giải bóng đá chuyên nghiệp

    Nước ta có nhiều trung tâm đào tạo bóng đá, nguồn lực tài chính cho bóng đá cao hơn nhiều các môn thể thao khác, nhưng chất lượng đào tạo không tương xứng.

    Nhìn thế hệ cầu thủ được xem là tài năng hiện nay, không ai đủ khả năng chơi bóng ở giải chuyên nghiệp Nhật, Hàn, thậm chí hạng 2 của Pháp, Hà Lan cũng không có “cửa”, so với Thái ta còn kém lắm. Vì vậy ta cần phải nâng cao chất lượng đào tạo cầu thủ trẻ.

    Tiếp theo, ta cần nâng tầm V-League trở nên chuyên nghiệp hơn. Giải đấu cao nhất của bóng đá Việt mà tồn tại quá nhiều bất cập từ chuyện trọng tài, bạo lực sân cỏ, dàn xếp tỉ số… thì không thể có được một đội tuyển quốc gia mạnh được.

    Trước mắt, HLV cho đội tuyển quốc gia cần am hiểu về bóng đá Việt Nam, bóng đá khu vực. Phong cách của HLV mới cần đa dạng hơn, không cần chú trọng kiểm soát ban bật làm gì.

    Một khi kỹ thuật và thể lực của cầu thủ Việt chưa trội hơn các nước Đông Nam Á, cũng không cần thiên về phòng ngự phản công vì chơi phòng ngự nhiều sẽ không thể tấn công tốt, mà tùy đối thủ, tùy tình hình mà đội tuyển có được một lối chơi biến hóa đa dạng.

    Ý kiến bạn đọc Đào Tiên

    Là người hâm mộ bóng đá, bạn quan tâm và muốn chia sẻ thêm điều gì? Bạn có đồng ý với góc nhìn của các tác giả?

    Mọi phản ảnh, góp ý, hiến kế… mời bạn gởi đến BẠN ĐỌC LÀM BÁO. Chúng tôi sẽ chọn lọc đăng tải ý kiến của bạn trong phần bình luận dưới bài viết. Trân trọng!


    Speak Your Mind

    *