May 2, 2024

Viện KS khẳng định cựu Cục trưởng Đỗ Thị Nhàn “vẽ đường” cho Trương Mỹ Lan “lách luật” ở SCB

  • Trước khi thành công với điện ảnh, Lý Hải đã có sự nghiệp âm nhạc rực rỡ đến mức nào?
  • Lịch trực tiếp U23 châu Á: U23 Indonesia và Iraq tranh vé đi Olympic 2024
  • Phát hiện nam thanh niên nằm chết bên vườn thanh long ven lộ

  • Sáng 3/4, TAND TP.HCM tiếp tục xét xử vụ án Vạn Thịnh Phát, SCB với phần tranh luận, đối đáp giữa đại diện VKS và luật sư.

    Bị cáo Nguyễn Văn Hưng chỉ đạo chỉnh sửa làm mờ nhạt dần số liệu sai phạm ở SCB

    Về việc luật sư bào chữa cho bị cáo Nguyễn Văn Hưng không đồng ý với nhận định của VKS khi xác định bị cáo Hưng là người cầm đầu, bởi bị cáo không chỉ đạo, không hưởng lợi, và chủ mưu cầm đầu phải có người thực hành, các bị cáo khác chỉ là đồng phạm giúp sức, nên không có tội phạm xảy ra.

    Theo VKS, bị cáo Hưng là phó chánh thanh tra, là người ra quyết định thanh tra, người trực tiếp chỉ đạo bị cáo Đỗ Thị Nhàn và có trách nhiệm báo cáo kết quả thanh tra lên NHNN và Chính phủ.

    Viện KS khẳng định cựu Cục trưởng Đỗ Thị Nhàn "vẽ đường" cho Trương Mỹ Lan "lách luật" ở SCB- Ảnh 1.

    Sáng 3/4, TAND TP.HCM tiếp tục xét xử vụ án Vạn Thịnh Phát, SCB với phần tranh luận, đối đáp giữa đại diện VKS và luật sư. Ảnh. Lê Giang

    Đại diện VKS chứng minh bị cáo Hưng chỉ đạo Đoàn thanh tra làm trái quy định, như: Với vai trò là Phó Chánh thanh tra phụ trách, người ra quyết định thanh tra, bị cáo trực tiếp ký và chỉ đạo hoạt động đối với Đoàn thanh tra, thể hiện việc bị cáo đã ký ban hành Kế hoạch thanh tra 2 đợt; tiếp nhận các báo cáo của Trưởng đoàn thanh tra; chỉ đạo hoạt động của đoàn thanh tra trong toàn bộ quá trình hoạt động của Đoàn từ tháng 8/2017 – 10/2018.

    Quá trình chỉ đạo, theo báo cáo kết quả thanh tra và báo cáo tiến độ thanh tra do Đỗ Thị Nhàn gửi lên, bị cáo đã nắm rõ về thực trạng tài chính của SCB là rất xấu, đủ điều kiện phải đưa vào diện kiểm soát đặc biệt; sai phạm, vi phạm hầu hết tại các dự án, phương án, không đủ điều kiện cơ cấu giữ nguyên nợ nhóm 1, bắt buộc phải chuyển nợ xấu, các sai phạm đối với nhóm khách hàng có địa chỉ tại số 4 Nguyễn Thị Minh Khai được phát hiện qua thanh tra tại SCB là rất nghiêm trọng. 

    Bị cáo đã chỉ đạo Nhàn và tổ tổng hợp dự thảo báo cáo lên lãnh đạo NHNN và Chính phủ tại các cuộc họp nội dung thể hiện không trung thực, không đầy đủ về thực trạng tài chính của SCB thông qua kết quả thanh tra của Đoàn thanh tra; chỉ đạo Đỗ Thị Nhàn và tổ tổng hợp xây dựng, hoàn thiện dự thảo kết luận thanh tra trong đó nội dung bỏ ngoài số liệu nợ xấu, và không kiến nghị đối với các sai phạm của SCB; làm sai lệch với kết quả thanh tra, mục đích tạo điều kiện cho SCB được tiếp tục thực hiện các phương án, dự án tái cơ cấu.

    Viện KS khẳng định cựu Cục trưởng Đỗ Thị Nhàn "vẽ đường" cho Trương Mỹ Lan "lách luật" ở SCB- Ảnh 2.

    VKS khẳng định Đỗ Thị Nhàn “vẽ đường” cho Trương Mỹ Lan xử lý sai phạm ở SCB. Ảnh: Lê Giang.

    VKS cho biết, chính Nguyễn Văn Hưng thừa nhận toàn bộ việc chỉnh sửa, hoàn thiện nội dung, báo cáo không trung thực, không đầy đủ so với kết quả thanh tra tại các báo cáo kết quả thanh tra, dự thảo kết luận thanh tra và các báo cáo lãnh đạo NHNN và Chính phủ do bị cáo chỉ đạo Đỗ Thị Nhàn, Nguyễn Thị Phụng và tổ tổng hợp (Vũ Khánh Linh, Nguyễn Tuấn Anh) thực hiện; lãnh đạo NHNN và Chính phủ không được cơ quan thanh tra giám sát ngân hàng báo cáo đúng nội dung, kết quả thanh tra tại SCB.

    Từ tháng 4/2016 – 10/2018, bị cáo Hưng đã nhiều lần nhận tiền, lợi ích vật chất từ SCB với tổng giá trị lên đến 390.000 USD để chỉ đạo làm trái công vụ, là có tính vụ lợi.

    Sau mỗi báo cáo kết quả thanh tra, dự thảo kết quả thanh tra và báo cáo NHNN, Chính phủ, Nguyễn Văn Hưng đã chỉ đạo Đỗ Thị Nhàn và tổ tổng hợp chỉnh sửa làm mờ nhạt dần số liệu về nợ xấu, tỷ lệ nợ xấu tại các báo cáo, hoặc đưa vào phần báo cáo kết quả thanh tra nhưng lại không đưa vào phần kiến nghị, dẫn tới NHNN và Chính phủ không phát hiện và xử lý kịp thời các sai phạm tại SCB. Thủ đoạn trên của Nguyễn Văn Hưng, VKS xác định là thủ đoạn tinh vi.

    VKS đã làm rõ sự khác biệt giữa hành vi phạm tội của Đỗ Thị Nhàn và Nguyễn Văn Hưng cùng các bị cáo là thành viên trong Đoàn thanh tra, đại diện VKS giữ quan điểm: Hành vi của bị cáo Đỗ Thị Nhàn đủ yếu tố cấu thành tội Nhận hối lộ; hành vi của bị cáo Nguyễn Văn Hưng và các bị cáo trong Đoàn thanh tra phạm tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ, quy định.

    Bị cáo Đỗ Thị Nhàn nhận tiền và hướng dẫn bị cáo Trương Mỹ Lan “lách luật” 

    VKS bác bỏ quan điểm của luật sư và bị cáo Đỗ Thị Nhàn, căn cứ vào lời khai của Võ Tấn Hoàng Văn là phù hợp với lời khai của bị cáo tại cơ quan điều tra (CQĐT). Lời khai của Nam Tuấn, lái xe cho Võ Tấn Hoàng Văn, xác định bị cáo Nhàn tiếp nhận việc đưa tiền của Văn và việc đưa tiền đó diễn ra nhiều lần (cụ thể là 4 lần), trong suốt quá quá trình thanh tra, bắt đầu từ thời điểm sau khi gặp gỡ Trương Mỹ Lan, đến khi ban hành kết luận thanh tra vào tháng 12/2018. 

    Viện KS khẳng định cựu Cục trưởng Đỗ Thị Nhàn "vẽ đường" cho Trương Mỹ Lan "lách luật" ở SCB- Ảnh 3.

    Bị cáo Đỗ Thị Nhàn Đỗ Thị Nhàn nhận tiền và hướng dẫn bị cáo Trương Mỹ Lan “lách luật”. Ảnh: Lê Giang.

    Sau mỗi lần đưa tiền đến nhà Nhàn, Văn đều thông báo ngay cho Nhàn biết là tiền của Trương Mỹ Lan cảm ơn vì đã hỗ trợ SCB. Không có việc bị cáo có ý định trả lại tiền, thể hiện ở việc bị cáo đã cung cấp mật khẩu nhà để bị cáo Văn tự động đưa tiền vào nhà. Tức là bị cáo ngầm đồng ý nhận tiền từ bị cáo Văn, bị cáo Văn có thể tuỳ nghi đưa tiền vào nhà bị cáo Nhàn bất cứ lúc nào. Nếu bị cáo không có ý định nhận tiền thì đã không cung cấp mật khẩu và kiên quyết trả lại tiền ngay từ lần nhận đầu tiên tại nơi làm việc của bị cáo. 

    Nếu không đồng ý, ngay từ lần nhận đầu tiên, nếu Văn không nhận lại thì bị cáo có thể cầm số tiền này lên báo cáo cấp trên của bị cáo và tố giác hành vi đưa tiền của bị cáo Văn. Mặt khác, sau khi nhận, bị cáo Nhàn còn chia số tiền ra gửi cất giữ tại nhà người thân, họ hàng, phù hợp với địa điểm CQĐT đã thu giữ. Hành vi trên của bị cáo cũng thể hiện ở một chừng mực nào đó, thủ đoạn tinh vi của bị cáo. 

    VKS có quan điểm: Bị cáo khai trước phiên toà tại phần tự bào chữa chỉ đúng một phần, không đúng với bản chất sự việc. Bị cáo là người chủ động báo cáo Nguyễn Văn Hưng thay đổi kế hoạch thanh tra. Sau khi được Hưng đồng ý qua điện thoại, bị cáo về họp Đoàn thanh tra, thống nhất thay đổi kế hoạch. Việc Tổ 3 có kiến nghị Chính phủ về sai phạm của nhóm 71 khách hàng là nguyên nhân dẫn đến việc gia hạn thời hạn thanh tra (đợt 2). Không có tài liệu nào thể hiện việc thu hẹp phạm vi thanh tra là do đề xuất của Tổ 3. Chỉ duy nhất lời khai của bị cáo tại phiên toà ngày 2/4/2024 cho nên không được xem là chứng cứ và không có căn cứ để xem xét.

    Viện KS khẳng định cựu Cục trưởng Đỗ Thị Nhàn "vẽ đường" cho Trương Mỹ Lan "lách luật" ở SCB- Ảnh 4.

    Bị cáo Trương Mỹ Lan tại toà. Ảnh: Lê Giang.

    Bị cáo Nhàn đã nhận thức đầy đủ sai phạm tại SCB nhưng lại lợi dụng sai phạm này để gặp bà Trương Mỹ Lan là người đã thao túng toàn bộ hoạt động tại SCB để thông báo cho Trương Mỹ Lan biết tình hình.

    Sau đó, bị cáo Nhàn đã hướng dẫn bị cáo Lan cách thức đối phó và đồng ý không xử lý đối với SCB. Sau mỗi cuộc gặp, bị cáo Nhàn và Trương Mỹ Lan đều thông báo lại cho Võ Tấn Hoàng Văn được biết. Sau đó, bà Trương Mỹ Lan đã chỉ đạo bị cáo Văn 4 lần đưa tiền cho bị cáo Nhàn với số tiền tổng cộng 5,2 triệu USD.

    Mặc dù không thừa nhận đưa tiền cho Võ Tấn Hoàng Văn để hối lộ cho bà Nhàn, nhưng bị cáo Trương Mỹ Lan đã gặp bị cáo Nhàn 2 lần để bàn bạc, tìm cách đối phó. Những hành vi bưng bít sai phạm của SCB do bị cáo Nhàn thực hiện là có lợi cho bà Trương Mỹ Lan.

    Nguồn: Sưu tầm


    Speak Your Mind

    *