April 29, 2024

Vụ Vạn Thịnh Phát: Vì sao Nguyễn Văn Hưng có vai trò là chủ mưu, cầm đầu lại được giảm án?

  • Hậu trường chụp ảnh khoe body chuẩn từng centimet của cặp “chị chị em em“ Hollywood
  • Doãn Ngọc Tân ngất xỉu, cầu thủ và khán giả Thanh Hóa hốt hoảng
  • Thua Uzbekistan, U23 Indonesia chưa thể có vé dự Olympic

  • Hôm nay 8/4, phiên toà xét xử vụ án Vạn Thịnh Phát và sai phạm ở SCB tiếp tục tiến hành nghị án. HĐXX sẽ tuyên án vào ngày 11/4.

    Việc bị cáo Nguyễn Văn Hưng (cựu Phó Chánh thanh tra phụ trách trách Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng – Ngân hàng Nhà nước) được VKS kết luận có vai trò là chủ mưu, cầm đầu trong việc làm sai lệch kết quả thanh tra SCB dẫn đến nhiều hậu qủa nghiêm trọng, tuy nhiên ông Hưng được VKS đề nghị giảm án so với mức luận tội ban đầu khiến nhiều bạn đọc thắc mắc.

    Theo VKS, bị cáo Nguyễn Văn Hưng với vai trò là Phó Chánh thanh tra phụ trách trách Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng – Ngân hàng Nhà nước, là người ra quyết định thanh tra, có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo, thực hiện, kiểm tra, giám sát hoạt động thanh tra theo đúng nội dung Quyết định thanh tra; xử lý kết luận, kiến nghị và chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi, quyết định của mình.

    Vụ Vạn Thịnh Phát: Vì sao Nguyễn Văn Hưng có vai trò là chủ mưu, cầm đầu lại được giảm án?- Ảnh 1.

    Bị cáo Nguyễn Văn Hưng (cựu Phó Chánh thanh tra phụ trách trách Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng – Ngân hàng Nhà nước) tại phiên toà. Ảnh: Lê Giang

    Tại CQĐT cũng như tại phiên toà, bị cáo đều khai nhận vai trò giám sát, chỉ đạo toàn bộ hoạt động của Đoàn thanh tra; tiếp nhận báo cáo từ Đoàn thanh tra và chỉ đạo Đỗ Thị Nhàn và Tổ tổng hợp Đoàn thanh tra xây dựng, dự thảo các Báo cáo trình lãnh đạo NHNN báo cáo Chính phủ về kết quả thanh tra. Ngoài ra, bị cáo Hưng cũng chỉ đạo trực tiếp các thành viên trong đoàn thông qua cuộc họp cụ thể.

     Lời khai này của bị cáo Hưng phù hợp với lời khai của bị cáo Nhàn và các bị cáo khác trong Đoàn thanh tra về vai trò chỉ đạo, quyết định của Hưng đối với hoạt động, cũng như sai phạm của Đoàn thanh tra.

    Quá trình điều tra, cũng như tại phiên toà đã chứng minh việc bị cáo Hưng, bị cáo Nhàn và các thành viên trong Đoàn thanh tra đã nhận tiền, quà và lợi ích vật chất của SCB, để cùng làm trái công vụ, bao che, bưng bít sai phạm của SCB.

    Mặc dù kết quả thanh tra của Đoàn thanh tra đã làm rõ về thực trạng tài chính của Ngân hàng SCB là rất xấu, sai phạm, vi phạm hầu hết tại các dự án, phương án, không đủ điều kiện cơ cấu giữ nguyên nợ Nhóm 1, khả năng mất vốn, bắt buộc phải chuyển nợ xấu (nhóm 4, 5) và trích lập DPRR, thoái lãi dự thu; các sai phạm đối với nhóm khách hàng có địa chỉ tại số 4 Nguyễn Thị Minh Khai được phát hiện qua thanh tra tại SCB là rất nghiêm trọng. Với thực trạng như vậy, SCB đã đủ điều kiện phải đưa vào diện kiểm soát đặc biệt, phải chuyển hồ sơ đến Cơ quan điều tra xử lý.

    Tuy nhiên, Nguyễn Văn Hưng với vai trò là người ra quyết định thanh tra đã chỉ đạo Đỗ Thị Nhàn và Tổ tổng hợp xây dựng báo cáo lãnh đạo NHNN, Chính phủ, xây dựng, hoàn thiện dự thảo Kết luận thanh tra không trung thực, không đúng thực trạng tài chính, sai phạm của Ngân hàng SCB; không kiến nghị xử lý các sai phạm nghiêm trọng của Ngân hàng SCB, làm sai lệch với kết quả thanh tra, với mục đích là tạo điều kiện cho Ngân hàng SCB được tiếp tục thực hiện các phương án tái cơ cấu trái quy định pháp luật, để sai phạm kéo dài, không bị ngăn chặn, xử lý, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng cho Ngân hàng SCB và Nhà nước.

    Nguyễn Văn Hưng đã thừa nhận: Toàn bộ việc chỉnh sửa nội dung, báo cáo không trung thực, không đầy đủ so với kết quả thanh tra tại các báo cáo kết quả thanh tra, dự thảo Kết luận thanh tra và các báo cáo lãnh đạo NHNN và Chính phủ do bị cáo Hưng đã chỉ đạo bị cáo Đỗ Thị Nhàn, Nguyễn Thị Phụng và Tổ tổng hợp (trong đó có bị cáo Vũ Khánh Linh, Nguyễn Tuấn Anh) thực hiện.

    Quá trình thanh tra, từ tháng 4/2016 đến tháng 10/2018, Hưng đã nhiều lần nhận quà (tiền) từ Lãnh đạo Ngân hàng SCB là Đinh Văn Thành và Võ Tấn Hoàng Văn với tổng cộng là 390.000 USD. Hưng cũng nhận thức được rằng việc nhận tiền và thực hiện việc báo cáo không trung thực, không đầy đủ kết quả thanh tra là trái quy định của pháp luật.

    Lời khai của bị cáo Hưng cũng phù hợp với lời khai của bị cáo Nhàn, các bị cáo trong Đoàn thanh tra, phù hợp với các dữ liệu, tài liệu CQĐT thu thập được về việc nhận tiền, lợi ích vật chất từ SCB để chỉ đạo làm trái công vụ, gây hậu quả nghiêm trọng cho Ngân hàng SCB và cho Nhà nước.

    Căn cứ tài liệu điều tra thu thập được và tại phiên tòa việc bị cáo Hưng và các bị cáo trong Đoàn thanh tra nhận tiền của SCB là có tính chất, mức độ khác với hành vi Đỗ Thị Nhàn khi nhận tiền. Khi nhận tiền bị cáo Hưng và các bị cáo trong Đoàn thanh tra không bàn bạc, thỏa thuận, hứa hẹn trước với người đưa tiền; việc nhận tiền mang tính thụ động vào các dịp họp hành với SCB, dịp lễ tết, số tiền các thành viên trong Đoàn thanh tra nhận được nhiều ít căn cứ vào vai trò, vị trí theo đánh giá của người đưa tiền tại SCB, với số tiền từ 100 triệu đến 600 triệu, riêng bị cáo Hưng là 390.000 USD. Việc nhận tiền của các bị cáo có yếu tố vụ lợi theo quy định của tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ, quy định tại Điều 356 BLHS năm 2015.

    Vụ Vạn Thịnh Phát: Vì sao Nguyễn Văn Hưng có vai trò là chủ mưu, cầm đầu lại được giảm án?- Ảnh 2.

    VKS truy tố bị cáo Nguyễn Văn Hưng về tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ với vai trò là chủ mưu, cầm đầu; không phải tội nhận hối lộ. Ảnh: Lê Giang

    Do đó, căn cứ vào tính chất hành vi, vai trò, động cơ, mục đích phạm của các bị cáo trong vụ án, VKS truy tố bị cáo Hưng và các bị cáo là thanh viên Đoàn về tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ, quy định tại Điều 356 BLHS năm 2015 là có căn cứ và đúng quy định pháp luật, đúng người, đúng tội; trong đó bị cáo Nguyễn Văn Hưng có vai trò là chủ mưu, cầm đầu; các bị cáo khác trong Đoàn đã tiếp nhận đầy đủ ý chí của Hưng thực hiện theo chỉ đạo của Nguyễn Văn Hưng là người thực hành trong vụ án này.

    Trong phần Luận tội của VKS đã xác định bị cáo Hưng có 3 tình tiết giảm nhẹ, và 1 tình tiết tăng nặng là dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt. Theo đó, bị cáo Nguyễn Văn Hưng (cựu phó chánh thanh tra phụ trách Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng – Ngân hàng Nhà nước) được giảm mức đề nghị từ 14-15 năm tù xuống 11-12 năm tù.

    Khi nói lời sau cùng tại phiên toà, bị cáo Nguyễn Văn Hưng thừa nhận sai phạm trong lời nói sau cùng của mình. Bị cáo Hưng nói: “Tất cả những gì liên quan đến hành vi vi phạm đã được VKS kết luận bị cáo thừa nhận. 2 lần đưa ra khung hình phạt, bị cáo thấy được sự thấu hiểu khi đưa ra khung hình phạt thấp hơn ban đầu. Đây là sự khoan dung độ lượng của VKS và HĐXX đối với bị cáo”.

    Theo đó, bị cáo Hưng gửi lời xin lỗi: “Trên cơ sở luận tội VKS, bị cáo có tội, chính vì có tội có lỗi rất lớn, nhân đây bị cáo xin gửi lời xin lỗi đến Chính phủ, Đảng, nhà nước, các cơ quan đã tin tưởng mình. Bị cáo nhận thấy trách nhiệm của mình là người đứng đầu cơ quan giám sát nhưng không hoàn thành nhiệm vụ. Bị cáo nhận thức rõ hành vi và hối hận, thay mặt anh em trong đoàn xin được tha thứ”.

    Nguồn: Sưu tầm


    Speak Your Mind

    *