May 2, 2024

Cựu Thiếu tướng Đỗ Hữu Ca nói sai lầm lớn nhất của bản thân liên quan đến khoản tiền 35 tỷ đồng

  • Thua Iraq, U23 Indonesia phải tranh vé vớt dự Olympic 2024 với Guinea
  • U23 Iraq – U23 Indonesia (hiệp phụ 2) 2-1: Ali Jasim nâng tỉ số
  • U23 Iraq – U23 Indonesia (hiệp 2) 1-1: Zaid Tahseen gỡ hòa

  • Chiều 10/4, TAND tỉnh Quảng Ninh tiếp tục phiên xét xử sơ thẩm đối với bị cáo Đỗ Hữu Ca, cựu Giám đốc Công an TP.Hải Phòng cùng 12 bị cáo khác trong vụ án mua bán hóa đơn trái phép, trốn thuế,…. bị cáo Đỗ Hữu Ca bị đưa ra xét xử về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, với cáo buộc nhận 35 tỷ đồng để hứa hẹn chạy án.

    Ông Đỗ Hữu Ca phân trần về số tiền 35 tỷ đồng

    Trong phần xét hỏi, trước tòa, bị cáo Đỗ Hữu Ca nhiều lần một mực nói rằng bản thân không biết mục đích vợ chồng Trương Xuân Đước mang tiền đến nhà mình để nhờ “chạy tội”.

    Ông Đỗ Hữu Ca thừa nhận việc VKS truy tố

    Bị cáo Đỗ Hữu tại phiên tòa. Ảnh: S.B

    Cựu Giám đốc Công an TP.Hải Phòng cho rằng, bản thân coi bị cáo Đước “như em ruột trong nhà” và khẳng định chỉ có mục đích là “cứu người em” nên đã yêu cầu chuẩn bị tiền đến để “đi khắc phục hậu quả”.

    Bị cáo Đỗ Hữu Ca thừa nhận 4 lần cầm tiền của vợ chồng Đước tổng 35 tỷ đồng và đã nộp lại cho cơ quan điều tra trước khi bị bắt. Tuy nhiên, cựu Thiếu tướng công an này cho rằng số tiền này không phải là để chạy tội cho Đước.

    “Trong việc này có sự ngộ nhận và hiểu nhầm rất lớn. Từ trước tôi không quan tâm đến việc làm ăn của Đước. Khi vợ Đước đến nhà khóc lóc, thậm chí quỳ giữa nhà xin cứu chồng, tôi có suy nghĩ rằng phải cố gắng cứu Đước vì coi như em”, ông Ca nói.

    Phân trần về 4 lần nhận 35 tỷ đồng, ông Ca nói mình “muốn cứu Đước”, nhưng phải trên cơ sở quy định pháp luật, với nguyên tắc đã xâm phạm tiền nhà nước thì phải bồi thường để hưởng khoan hồng, “chứ tôi không chấp nhận việc chạy chọt”, cựu Giám đốc Công an Hải Phòng nói tại tòa.

    “Tôi nói với Ngọc Anh là chuẩn bị ngay 10% doanh thu để khắc phục hậu quả. Tôi không chấp nhận việc Đước đem tiền đi chạy tội. Tuy nhiên, lúc đó tôi không rõ tội của Đước như nào và rất mong được gặp Đước nhưng không được. Tôi vận động cháu T – con trai Đước nhiều lần với mong muốn “cháu đưa bố cháu về đây cho bác, với mục đích hỏi cho rõ nguồn cơn vi phạm”.

    Trong 2 lần gặp trực tiếp, ông Ca nói đã thuyết phục Đước về nhà mình để nắm rõ tình hình các mối quan hệ, các đơn vị liên quan đến số tiền thu lợi bất chính để trả lại. Nếu hoàn thành thì chính ông Ca sẽ đưa Đước tới cơ quan công an để tự thú, hưởng khoan hồng của pháp luật.

    “Tuy kế hoạch đã lên sẵn, nhưng không thực hiện được là do Đước không về. Lúc đó tôi bị bệnh phải điều trị nên thời gian cứ trôi đi”, bị cáo Ca khai.

    Ông Đỗ Hữu Ca thừa nhận việc VKS truy tố

    Quang cảnh phiên tòa. Ảnh: SB

    Khi Ngọc Anh khai về số tiền 10% doanh thu của công ty mua bán hóa đơn giả ở Quảng Ninh đưa cho cựu Giám đốc công an, bị cáo Ca cho hay ông đã nhiều lần hỏi Ngọc Anh về việc làm ăn, Ngọc Anh nói gia đình có 1 công ty ở Quảng Ninh chuyên mua bán hóa đơn giả. Công ty này có doanh thu 200 tỷ đồng nên phải bỏ ra 20 tỷ đồng để khắc phục hậu quả và chuẩn bị thêm 1 số tiền nữa đề phòng thiếu.

    “Tôi không hề nói Ngọc Anh (Nguyễn Thị Ngọc Anh/vợ của Trương Xuân Đước – PV) đem 20 tỷ đồng đi chạy tội cho Đước, không nói mang tiền đến nhà tôi. Đây là sự ngộ nhận, hiểu lầm của Ngọc Anh kéo theo hệ lụy khác”, ông Ca nói thêm.

    Tòa cho đối chất để làm rõ lời khai của bị cáo Đỗ Hữu Ca

    Tiếp tục trình bày với HĐXX, ông Ca cho biết mỗi lần vợ Đước mang tiền đến nhà mình “cũng cập rập như chạy loạn”. Lần nào Ngọc Anh mang tiền đến cũng nói “anh cất tiền cho em, anh cất tiền cho em”, mà không nói rõ tiền gì.

    “Tôi chỉ nghĩ anh em với nhau, trong lúc khó khăn thì cứu giúp nhau. Tôi không hề biết rằng mục đích của Ngọc Anh đem tiền để chạy tội. Cái sai của tôi là mặc định chủ quan số tiền này là để đem đi khắc phục hậu quả nên không hỏi tiền ở đâu, tiền dùng làm gì. Đây là sai lầm lớn nhất của tôi”, ông Ca phân trần.

    Ngay lập tức, HĐXX cho đối chất với vợ chồng Đước tại tòa, song ông Ca vẫn một mực cho rằng ông không lừa đảo.

    “Nhận tiền tôi cứ cất đi, không kiểm đến. Khi nhận thấy tiền này liên quan vụ án Công an tỉnh Quảng Ninh đang điều tra nên đã chủ động nộp lại. Tôi chỉ giữ cho Đước, không hề có ý định chiếm đoạt số tiền này. Tôi xin nhận trách nhiệm với số tiền này, quý tòa xử như thế nào tôi chấp nhận như thế”, ông Ca nói tại tòa và cho rằng không có chuyện vợ Đức đến đòi lại tiền và không được trả mà còn bị đuổi về.

    “Trong suy nghĩ của tôi từ đầu đến cuối không bao giờ có ý định lừa tiền chiếm đoạt của vợ chồng Đước”, ông Ca nói. Tuy nhiên, khi đối chất bên cạnh ông Ca trên bục khai báo, bị cáo Trương Xuân Đước khẳng định, cả 4 lần đưa tổng cộng 35 tỷ đồng cho ông Ca là để nhờ “chạy án”. Vợ của bị cáo Đước cũng xác nhận đưa tiền cho ông Ca để nhờ “lo giúp thoát tội”.

    Bị cáo Đước nói rằng, đưa tiền “theo yêu cầu của anh Ca, nếu muốn xử lý việc này thì phải cần tiền”. “Thưa hội đồng xét xử tôi đau lắm, tiền tôi để trong ngân hàng, có lãi, anh Ca không yêu cầu tôi rút ra làm gì”, ông Đước phân trần.

    Trước khi kết thúc phần xét hỏi, HĐXX hỏi rõ: “Hành vi của bị cáo bị Viện Kiểm sát truy tố, bị cáo có ý kiến gì không?.

    Đáp lời, bị cáo Đỗ Hữu Ca nói: “Tôi chỉ khai hành vi và ý thức thực tế của mình là như thế, tuy nhiên chính hành vì cất tiền trong nhà đã thể hiện bản thân vi phạm… thể hiện mục đích của mình. Do đó, tôi thừa nhận việc VKS truy tố là đúng tội”, ông Ca nói và phân trần thêm rằng: “Chỉ muốn HĐXX xem xét lại ý thức của tôi trong việc đấy. Tôi không nói việc VKS truy tố tôi là sai, tôi chỉ cố gắng thuyết phục để VKS thấy rằng tôi không có ý thức lừa đảo nhưng hành vi của tôi đã chứng minh điều đấy rồi”.

    Theo cáo trạng, vợ chồng bị can Trương Xuân Đước và Nguyễn Thị Ngọc Anh ở Hải Phòng đã thành lập, quản lý, điều hành 26 công ty để mua bán trái phép hóa đơn nhằm kiếm lời bất chính.

    Kết quả điều tra xác định số lượng hóa đơn Đước và Ngọc Anh mua bán trái phép là hơn 15.600 hóa đơn, thu lời bất chính hơn 41 tỷ đồng.

    Khi bị Công an tỉnh Quảng Ninh điều tra về hành vi mua bán hóa đơn trái phép, vợ chồng Đước đã 4 lần đến nhà ông Đỗ Hữu Ca đưa tổng cộng 35 tỉ để nhờ “chạy án”.

    Tuy nhiên, đầu tháng 2/2023 hai vợ chồng Đước đều bị cơ quan điều tra bắt giữ. Đến giữa tháng 2 thì ông Đỗ Hữu Ca bị bắt tạm giam.

    Tại cơ quan điều tra, ông Ca thừa nhận vợ chồng Đước có mang 35 tỷ đồng đến nhà để ở phòng khách và phòng ngủ tầng 1, song không thừa nhận cầm tiền chạy án vì “đã nghỉ hưu từ lâu, các mối quan hệ không nhiều, không còn khả năng chạy tội”.

    Ông Ca cũng khẳng định chưa tác động, chưa dùng 35 tỷ đồng để lo “chạy tội” cho vợ chồng Đước.

    Nguồn: Sưu tầm


    Speak Your Mind

    *