May 6, 2024

Vẻ đẹp của âm nhạc cổ điển châu Âu và văn hóa Việt trong vở múa ballet đương đại “Dó”

  • Để được doanh thu nghìn tỷ, Lý Hải từng gãy xương sườn, sống trong chuồng gà khi đóng phim “Lật mặt”
  • HLV Kim Sang Sik: Tôi tự tin dẫn dắt đội tuyển Việt Nam
  • Lần đầu tiên tổ chức Liên hoan Nghệ thuật Sân khấu toàn quốc dành cho thiếu niên, nhi đồng

  • Với tiêu chí trở thành cầu nối văn hóa, vở ballet  do NSƯT Phan Lương và nghệ sĩ Vũ Ngọc Khải biên đạo là tổng hòa của âm nhạc cổ điển châu Âu và những sắc thái muôn màu của văn hóa Việt Nam, thể hiện qua ngôn ngữ ballet đương đại. Tác phẩm đồng thời mở ra cảm thức về chuyển động, tính linh hoạt, những nét tươi mới, sự tụ hội – đây cũng là những giá trị cốt lõi mà Liên minh châu Âu hướng tới.

    Chia sẻ về chương trình này, Đại sứ của Liên minh châu Âu Eu Julien Guerrier nói: “Ngày 9/5 là ngày kỷ niệm Tuyên bố Schuman về sự thống nhất châu Âu. Đây cũng là cơ hội để chúng tôi kỷ niệm những thành tựu trong quá khứ, đồng thời nhìn về phía trước theo cách chúng tôi có thể cùng nhau định hình tương lai châu Âu, truyền cảm hứng cho các mối quan hệ đối tác mà chúng tôi đã xây dựng vượt ra ngoài biên giới”. 

    Vẻ đẹp của âm nhạc cổ điển châu Âu và văn hóa Việt trong vở múa ballet đương đại "Dó"- Ảnh 1.

    Các nghệ sĩ tập luyện cho vở ballet “Dó”. (Ảnh: BTC)

    Theo ông Julien Guerrier, những kết nối văn hóa như vở ballet thể hiện sự đồng thuận chung, vượt ra ngoài khuôn khổ nội dung hợp tác viện trợ, thương mại hay chính trị, hướng tới bản chất của vẻ đẹp nghệ thuật. “Chúng tôi mong muốn quảng bá âm nhạc độc đáo và tinh tế từ châu Âu cũng như những tài năng nghệ thuật ngày càng phát triển tại Việt Nam mà chúng tôi đã chứng kiến trong những năm gần đây. Sự kết nối văn hóa châu Âu – Việt Nam sẽ được thể hiện trong tác phẩm một cách độc đáo”, đại sứ Julien Guerrier khẳng định.

    Theo BTC, âm nhạc trong như một mối dây liên kết quá khứ và hiện tại của nhạc cổ điển châu Âu, giới thiệu đến khán giả Việt Nam tác phẩm Bốn mùa kinh điển của nhà soạn nhạc người Ý Antonio Vivaldi, trong phiên bản được chuyển soạn bởi nhà soạn nhạc đương đại Max Richter. Dàn nhạc gồm các nghệ sĩ từ Dàn nhạc Giao hưởng Quốc gia Việt Nam, Dàn nhạc Giao hưởng Mặt trời và Nhà Hát Nhạc Vũ Kịch Việt Nam dưới sự chỉ huy của nhạc trưởng Đồng Quang Vinh.

    Ra đời năm 1723, tổ khúc Bốn mùa vẽ nên khung cảnh đồng quê bình dị và trở thành một tác phẩm vượt thời gian: xuyên suốt bốn phần, một thế giới âm thanh đa dạng của các hiện tượng tự nhiên và cuộc sống con người được khắc họa sinh động. Qua dàn dựng của NSƯT, biên đạo Phan Lương và nghệ sĩ, biên đạo Vũ Ngọc Khải, Bốn mùa đem tới sự thăng hoa của các màn vũ đạo. Ở đó, mỗi bước nhảy, mỗi chuyển động trên sân khấu đều là biểu hiện của tâm hồn, của những trải nghiệm cảm xúc trong bản giao hưởng của cuộc sống.

    Tại đây, phần Buộc gió (với bối cảnh mùa đông) không chỉ là cuộc đối thoại với thiên nhiên mà còn là hành trình nội tâm tìm kiếm ý nghĩa và mục đích, Lặng gió (mùa thu) vẽ nên những bước chân thư thái dưới một bầu trời cao rộng. “Mùa hè” trong  xoay quanh những năm tháng kỳ diệu và đầy sự kiện nhất trong cuộc đời một con người, qua những hệ thống thời tiết, những biến động và yên bình.

    Vở ballet kết thúc ở điểm khởi đầu – mùa xuân, trong hồi Gió say, thể hiện sự dâng trào, tái sinh, gạt bỏ những suy tư để hòa vào bản hòa ca của thiên nhiên, đất trời và vạn vật.


    Speak Your Mind

    *