May 10, 2024

Xét xử phúc thẩm “siêu lừa” Hà Thành theo kháng cáo của 3 ngân hàng

  • Loạt show diễn gặp lùm xùm ở khâu tổ chức: Mơ ước về ngành công nghiệp biểu diễn tại Việt Nam còn xa vời?
  • Gian nan cuộc đời những vận động viên thể dục dụng cụ
  • Tin tức thể thao sáng 10-5: Nadal thắng trận ra quân Rome Masters

  • Ngày 26/3 tới, TAND cấp cao tại Hà Nội sẽ xét xử 13 bị cáo trong vụ án “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, “Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự” và “Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến ngân hàng” xảy ra tại Ngân hàng Đại chúng (PVCombank), Ngân hàng Quốc dân (NCB) và Ngân hàng Việt Á.

    Phiên tòa được mở do có kháng cáo của Nguyễn Thị Hà Thành và 12 bị cáo khác. Các ngân hàng là bị hại trong vụ án gồm Pvcombank, NCB và Việt Á cũng kháng cáo án sơ thẩm. Trong đó, ngân hàng Việt Á còn kháng cáo với tư cách người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan.

    Dự kiến, phiên phúc thẩm sẽ diễn ra trong 4 ngày dưới sự điều hành của chủ tọa, thẩm phán Nguyễn Thế Lệ.

    Xét xử phúc thẩm “siêu lừa” Hà Thành theo kháng cáo của 3 ngân hàng- Ảnh 1.

    Bị cáo Nguyễn Thị Hà Thành tại tòa sơ thẩm.

    Theo án sơ thẩm, Nguyễn Thị Hà Thành do kinh doanh thua lỗ đã nợ khoảng 80 tỷ đồng. Giai đoạn 2016-2018, cô ta dùng chiêu vay tiền với lãi suất cao, lấy của người sau trả cho người trước để tạo lòng tin và cũng trở thành khách VIP của các ngân hàng.

    Thành còn câu kết với 17 cựu cán bộ ngân hàng để lập các sổ tiết kiệm đồng sở hữu giữa mình với các “đại gia”, hứa hẹn trả lãi ngoài cao. Sau đó, bị cáo giả mạo chữ ký của các đồng sở hữu để cầm cố sổ tiết kiệm và được các ngân hàng giải ngân.

    Các cựu cán bộ ngân hàng bị cáo buộc bỏ qua nhiều bước xác minh như không gặp trực tiếp chủ tài sản đảm bảo; lập tờ trình cấp tín dụng dù hồ sơ giả mạo; chưa qua thẩm định… giúp Hà Thành vay tiền bằng tài sản của người khác. Tổng cộng, “siêu lừa” đã chiếm đoạt của NCB 47,5 tỷ đồng, của PVcombank 49,4 tỷ đồng, của VAB hơn 273 tỷ đồng và của 4 cá nhân khác 63 tỷ đồng.

    Ngoài ra, Hà Thành còn vay nặng lãi một số người. Họ cũng bị phạt tù về tội “Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự”.

    Theo tòa án, các bị cáo xâm phạm tài sản, quan hệ kinh tế được nhà nước bảo hộ nên cần mức án nghiêm minh. Trong nhóm tội lừa đảo, Hà Thành là chủ mưu, Phạm Thanh Tùng là đồng phạm; các nhân viên ngân hàng giúp sức nên có mức hình phạt thấp hơn.

    Hà Thành nhân thân chưa có tiền án tiền sự nhưng phạm tội nhiều lần. Cô ta được đại diện bị hại xin giảm hình phạt nhưng tòa án xác định số tiền Thành chiếm đoạt của các ngân hàng và cá nhân là đặc biệt lớn nên cần cách ly khỏi xã hội.

    Nhóm nhân viên ngân hàng bị xác định thiếu trách nhiệm, bỏ qua nhiều hoạt động nghiệp vụ, giúp sức cho Thành lừa đảo. Ngược lại, họ được ghi nhận nhiều tình tiết giảm nhẹ như thành khẩn khai báo, có thành tích trong công tác, không được hưởng lợi…

    Có 8 giao dịch viên, thủ quỹ của ngân hàng NCB và VAB được xác định phạm tội do Hà Thành là khách VIP, cấp trên yêu cầu thực hiện… nên được tòa cho hưởng án treo.

    Mức án sơ thẩm của các bị cáo:

    Nhóm phạm tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”:

    • Nguyễn Thị Hà Thành, tù chung thân.
    • Nguyễn Thanh Tùng, Giám đốc Công ty Jeongho Landmark, 18 năm tù.
    • Nguyễn Thị Thu Hương, Ngân hàng TMCP Việt Á, 18 năm tù.
    • Quản Trọng Đức, Giám đốc chi nhánh VietABank, 17 năm tù.
    • Nguyễn Mai Phương, Kiểm soát viên Phòng giao dịch Đông Đô Việt Á Bank, 14 năm.
    • Trịnh Trung Kiên, Giám đốc công ty xây dựng, 5 năm 6 tháng tù.
    • Nguyễn Thanh Bình, kế toán công ty xây dựng, 6 năm tù.

    Phạm các tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và “Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến ngân hàng”:

    Nguồn: Sưu tầm


    Speak Your Mind

    *