May 2, 2024

Vụ Vạn Thịnh Phát: VKS khẳng định bị cáo Trương Mỹ Lan là chủ mưu, cầm đầu, chi phối SCB

  • Ngập tràn sắc hè miền nhiệt đới tại Hello Summer Vincom Shophouse Royal Park
  • Tân HLV trưởng đội tuyển Việt Nam: Ứng viên Kim Sang Sik có phù hợp?
  • Nhạc sĩ Vũ Xuân Hùng – tác giả ca khúc “Búp bê không tình yêu” qua đời

  • Trong ngày làm việc thứ 20 này, đại diện VKSND TP.HCM tiếp tục đối đáp nội dung bào chữa cho bị cáo của các luật sư.

    Trong ngày xét xử trước đó (1/4), theo đại diện Viện kiểm sát (VKS), trong suốt quá trình điều tra, truy tố và xét xử vụ án, VKS luôn tuân thủ nguyên tắc suy đoán vô tội, nguyên tắc tôn trọng sự thật khách quan của vụ án và không làm oan người vô tội.

    VKS cũng trân trọng tiếp nhận tất cả ý kiến của luật sư, ý kiến tự bào chữa của các bị cáo tại phiên tòa để nghiên cứu và đánh giá khi giải quyết vụ án.

    Luật sư có quan điểm cho rằng tại SCB, HĐQT và Chủ tịch HĐQT mới là người có quyền quyết định mọi hoạt động của ngân hàng, Trương Mỹ Lan không phải là người có chức vụ, quyền hạn tại SCB nên không phải là chủ thể của tội Tham ô tài sản.

    Vụ Vạn Thịnh Phát: VKS khẳng định bị cáo Trương Mỹ Lan là chủ mưu, cầm đầu, chi phối SCB- Ảnh 1.

    Bị cáo Trương Mỹ Lan tại toà. Ảnh: Lê Giang

    Đối đáp lại, VKS cho biết cáo trạng của VKSND Tối cao truy tố là có căn cứ, bởi lẽ tính đến tháng 10/2022, bị cáo Lan đã thâu tóm và nắm giữ trên 91% vốn điều lệ của SCB.

    Tại bảng theo dõi biến động cổ đông và sổ chứng nhận cổ đông thì các cá nhân, tổ chức đứng tên cổ phần tại SCB đều khai đứng tên hộ cho Trương Mỹ Lan.

    Ngoài ra, SCB là ngân hàng thương mại cổ phần, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp nên cơ quan quyết định cao nhất là Đại hội đồng cổ đông, không phải HĐQT quyết định. Với số lượng cổ phần trên 91% nắm giữ, Trương Mỹ Lan là người nắm quyền hạn của Đại hội đồng cổ đông và là người chủ mưu, cầm đầu, điều hành toàn bộ hoạt động tại SCB.

    Bị cáo Trương Mỹ Lan coi SCB như một công cụ tài chính, như một nơi giữ tiền, bất cứ lúc nào cần tiền thì chỉ đạo các bị cáo khác rút tiền ra khỏi SCB. Còn các lãnh đạo chủ chốt khác của SCB là người thực hành, trực tiếp thực hiện hành vi phạm tội theo chỉ đạo của Trương Mỹ Lan.

    Về quan điểm cùng thực hiện một hành vi xuyên suốt từ năm 2012 nhưng lại bị truy tố hai tội danh, đại diện VKS đối đáp cho biết, giai đoạn 2012-2018, hành vi của Trương Mỹ Lan đã đủ yếu tố cấu thành tội Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng theo Bộ luật Hình sự (BLHS) năm 1999.

    Còn trong giai đoạn từ 2018 trở về sau, BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định tội Tham ô tài sản đối với tổ chức, doanh nghiệp ngoài Nhà nước nên VKS truy tố về tội Tham ô tài sản trong giai đoạn này là đúng quy định của pháp luật.

    Vụ Vạn Thịnh Phát: VKS khẳng định bị cáo Trương Mỹ Lan là chủ mưu, cầm đầu, chi phối SCB- Ảnh 2.

    Bị cáo Đỗ Thị Nhàn bị truy tố tội Nhận hối lộ. Ảnh: Lê Giang

    Về quan điểm của luật sư cho rằng trong đoàn thanh tra chỉ có bị cáo Đỗ Thị Nhàn (Trưởng đoàn thanh tra) là bị truy tố tội Nhận hối lộ, đại diện VKS đối đáp cho biết, trong quá trình thanh tra SCB, bị cáo Nhàn đã nhận thức đầy đủ kết quả thanh tra và thực trạng yếu kém của SCB. Tuy nhiên, bị cáo Nhàn đã lợi dụng sai phạm của SCB và thông qua Võ Tấn Hoàng Văn (Tổng Giám đốc SCB) để gặp Trương Mỹ Lan trao đổi, bàn bạc và đưa ra biện pháp để đối phó. Căn cứ vào hồ sơ vụ án, dữ liệu các chuyến bay, các dữ liệu khác thu thập được, lời khai của các bị cáo Võ Tấn Hoàng Văn, Đỗ Thị Nhàn và Trương Mỹ Lan đều phù hợp với nhau về cách thức giao tiền, vị trí giao tiền và thời gian giao khoản tiền 5,2 triệu USD.

    Cũng theo đại diện VKS, hành vi làm trái công vụ của Đỗ Thị Nhàn là xuyên suốt trong quá trình thanh tra và đây là phương thức, thủ đoạn để bị cáo này nhận hối lộ nên bà Nhàn bị truy tố về tội Nhận hối lộ.

    Nguồn: Sưu tầm


    Speak Your Mind

    *