May 1, 2024

Họa sĩ Văn Chiến: Vẽ tranh để tái hiện sự sâu thẳm của tâm hồn

  • Phản ứng khán giả thế nào trước phim về địa đạo Củ Chi của đạo diễn Bùi Thạc Chuyên?
  • Rafael Nadal xúc động trong ngày chia tay Madrid Open
  • 2 người đẹp “Tuyệt tình cốc“ ngày càng nóng bỏng nhờ chăm “đổ mồ hôi“ trong phòng tập

  • Họa sĩ Văn Chiến: Trọn một đời trăn trở và đam mê

    Họa sĩ Văn Chiến (sinh năm 1951), đã dành cả cuộc đời mình cho niềm đam mê và tình yêu nghệ thuật, thôi thúc người họa sĩ bước vào cuộc hành trình sáng tạo từ năm 1974. Tốt nghiệp Đại học Mỹ thuật Hà Nội năm 1984, ông đã dần khẳng định được vị thế của mình trong giới hội họa Việt Nam. 

    Trong lĩnh vực hội họa, ông đã thể hiện thành công rất nhiều đề tài trên các chất liệu như: tranh khắc, sơn dầu, lụa, bột màu… nhưng thành công nhất với loạt tranh sơn mài lôi cuốn, ấn định bản sắc và dấu ấn cá nhân: Nhà tôi, Quê nội, Phong cảnh Bắc Giang, Đền Bảo Lộc Nam Định, Đình làng Tây Tựu hay tác phẩm Tây Bắc tháng 3… 

    Họa sĩ Văn Chiến: Vẽ tranh để tái hiện sự sâu thẳm của tâm hồn- Ảnh 1.

    Họa sĩ Văn Chiến, người có cảm hứng sáng tạo từ những điều bình dị. (Ảnh: NVCC)

    Ông không chỉ là một người sáng tác, mà còn là một họa sĩ xuất sắc. Ông tham gia vào các triển lãm Mỹ thuật Toàn quốc, mang lại sự đa dạng và đổi mới về phong cách hội họa, góp phần làm phong phú bức tranh văn hóa của đất nước. Các triển lãm cá nhân tại Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh từ những năm 90 của thế kỷ 20 đã tạo nhiều dấu ấn riêng biệt. 

    Không chỉ trong nước, các tác phẩm của Họa sĩ Văn Chiến đã vượt ngoài biên giới để tham gia các triển lãm quốc tế tại Mỹ, Nhật Bản, Đức và Na Uy… Những bức tranh của ông không chỉ là cầu nối văn hóa mà còn là ngôn ngữ giao tiếp đầy màu sắc giữa các dân tộc và quốc gia.

    Theo họa sĩ Văn Chiến, để có được đam mê trong suốt mấy chục năm theo nghệ thuật, ông đã không ngừng thay đổi theo thời gian và trải nghiệm của bản thân.

    Những tác phẩm của ông được lấy cảm hứng từ nguồn gốc quê hương và cuộc sống đô thị, tái hiện vẻ đẹp của những ngôi nhà mái ngói, phố cổ Hà Nội, phong cảnh vùng cao cho tới đình chùa miếu mạo… thông qua những tác phẩm nghệ thuật sâu sắc, đầy ấn tượng.

    “Nghệ thuật là không ngừng sáng tạo, tôi luôn tìm tòi và khám phá những hướng đi mới trên con đường nghệ thuật để duy trì năng lượng, hưng phấn trong công việc. Trên cuộc hành trình sáng tạo của mình, tôi đã bị cuốn hút bởi vẻ đẹp của các khối màu và mảng miếng trừu tượng. Từ đó tìm thấy nguồn cảm hứng vô tận để tạo ra những tác phẩm nghệ thuật phong phú”, họa sĩ Văn Chiến cho hay.

    Họa sĩ Văn Chiến: Vẽ tranh để tái hiện sự sâu thẳm của tâm hồn- Ảnh 2.

    Họa sĩ Văn Chiến và ông Trương Nhuận, nguyên Giám đốc Nhà hát Tuổi trẻ. (Ảnh: NVCC)

    Tái hiện sự sâu thẳm của tâm hồn và mối liên kết với thế giới tinh thần

    Chia sẻ về những bức tranh của họa sĩ, con gái ông – MC Huyền Châu cho biết: “Những bức tranh của bố tôi luôn gợi nhắc kỷ niệm đẹp và cảm xúc của cả gia đình mỗi khi tôi nhìn vào đó. Dẫu không gian đó có thể chật chội hay bừa bộn, nhưng với tôi, đó là cả thế giới mà tôi có thể bay bổng trong những câu chuyện huyền diệu, những suy nghĩ và trải nghiệm của bố được tái hiện trên từng nét vẽ”.

     Và quả thực tranh của ông luôn có sự kết hợp tinh tế giữa hiện đại và trừu tượng, với sự thấu hiểu sâu sắc về văn hóa và truyền thống dân tộc. 

    Trong thế giới màu sắc và ánh sáng, có thể ví ông như một nhà điêu khắc không gian, sử dụng màu sắc và ánh sáng như những công cụ để kể câu chuyện. Từ những gam màu rực rỡ cho đến những tông màu trầm, ông biến hóa không gian trên tác phẩm, tạo hiệu ứng chiều sâu, khiến cho mỗi tác phẩm trở nên sống động và hấp dẫn. 

    Trong tác phẩm của ông, sự sắp xếp màu sắc không chỉ là kỹ thuật mà còn thể hiện triết lí tâm linh, tái hiện sự sâu thẳm của tâm hồn con người và mối liên kết với thế giới tinh thần. Màu xanh và vàng thường xuất hiện, mang đến ý nghĩa của sự bình yên, kết nối với vũ trụ, niềm hy vọng và sự lạc quan.  

    Họa sĩ Văn Chiến: Vẽ tranh để tái hiện sự sâu thẳm của tâm hồn- Ảnh 3.

    Họa sĩ Văn Chiến bên tác phẩm của mình. (Ảnh: NVCC)

    Một đồng nghiệp cũng đã từng nhận xét về phong cách và kỹ thuật vẽ tranh của họa sĩ Văn Chiến đó là sự linh hoạt trong việc sử dụng các loại chất liệu và kỹ thuật, từ sơn dầu đến acrylic, đặc biệt với sơn mài đắp trứng, phủ vàng, là minh chứng cho sự đa chiều và sự sáng tạo không ngừng.

    Khám phá, sử dụng và sáng tạo với chất liệu acrylic là một phần quan trọng trong hành trình nghệ thuật mà họa sĩ Văn Chiến, điều này cũng khiến sự nghiệp sáng tác của ông mở ra cánh cửa cho những trải nghiệm mới mẻ.

    “Tranh vẽ thường không hoàn hảo từ lần đầu tiên nhưng họa sĩ Văn Chiến biết kiên nhẫn, không ngừng tìm tòi, học hỏi để phát triển và nâng cao kỹ năng của mình. Mỗi loại tranh đều đòi hỏi sự lựa chọn dụng cụ phù hợp. Ông không ngừng thử nghiệm và tìm hiểu về các kỹ thuật và vật liệu khác nhau trước khi bắt đầu một tác phẩm mới. Quá trình này không chỉ giúp ông nắm vững cách làm việc của từng loại vật liệu mà còn giúp ông phát triển phong cách riêng của mình”, đồng nghiệp của họa sĩ Văn Chiến chia sẻ.

    Triển lãm “Kỷ niệm và trải nhiệm: 100 tác phẩm nghệ thuật của họa sĩ Văn Chiến của Đại học Nguyễn Trãi” bắt đầu trưng bày từ ngày ra 16/4 và khai mạc vào 20/4/2024 tại Nhà Triển lãm Mỹ thuật Việt Nam (16 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà Nội).


    Speak Your Mind

    *