May 5, 2024

Báo động diễn viên, nhà văn, doanh nghiệp trở thành nạn nhân của hội chứng “kẻ giả mạo”

  • PVF-Công an Nhân dân phản ứng mạnh với trọng tài trên sân Bà Rịa
  • Phạm Lê Xuân Lộc lập kỷ lục tại Giải đua xe đạp về Điện Biên Phủ 2024
  • CLB Đà Nẵng nhận thất bại đầu tiên sau 13 trận

  • Nhà văn, diễn viên, doanh nghiệp rất dễ trở thành nạn nhân của “kẻ giả tạo”

    Theo Tiến sĩ Lena Bucatariu, hội chứng “kẻ giả mạo” gắn liền với những người có vai trò thành công như lãnh đạo doanh nghiệp, nhà văn nổi tiếng, nhà nghiên cứu, diễn viên và vận động viên thể thao, cũng như những người có hoàn cảnh đặc biệt như người khuyết tật hoặc thuộc dân tộc thiểu số. Hội chứng “kẻ giả mạo” được ghi nhận ảnh hưởng đến 70% dân số.

    Báo động diễn viên, nhà văn, doanh nghiệp trở thành nạn nhân của hội chứng “kẻ giả mạo” - Ảnh 1.

    Tiến sĩ Lena Bucatariu, giảng viên ngành Truyền thông chuyên nghiệp, Đại học RMIT. Ảnh: NVCC

    Một khía cạnh của cuộc sống hiện đại có thể khiến hội chứng “kẻ giả mạo” trở nên tồi tệ hơn là việc lạm dụng mạng xã hội. Thời gian gần đây, mạng xã hội tại Việt Nam đã tăng trưởng đáng kể với 70 triệu người dùng thường xuyên và dự kiến sẽ tiếp tục tăng trưởng cho đến năm 2029 với tổng số 13,9 triệu người dùng (tăng 16%).

    Tỉ lệ cao này đưa Việt Nam đứng thứ 10 trên toàn thế giới (trong tổng số 150 quốc gia và khu vực) về mức độ sử dụng mạng xã hội và đứng thứ 3 Đông Nam Á sau Indonesia và Philippines. Trong khi người dùng Việt Nam dành trung bình khoảng 2 giờ 32 phút mỗi ngày cho mạng xã hội thì thế hệ Z dành tới 4 giờ mỗi ngày ở các nền tảng.

    Trên Instagram, ngôi nhà của 16,61 triệu người dùng Việt, chủ tài khoản bị so sánh về mặt xã hội và mong muốn có vẻ ngoài hoàn hảo bằng cách đăng ảnh, câu trích dẫn và nội dung đại diện cho con người lý tưởng của họ. Như blogger về làm đẹp và phong cách sống Bella Gerard tiết lộ gần đây, con người thật của cô phải vật lộn với chứng trầm cảm và lo lắng, đôi khi thật khó để thức dậy vào buổi sáng. Trong khi đó, các bài đăng trên Instagram của cô lại vẽ ra một bức tranh tích cực rằng cô chỉ đang có một ngày lười biếng ở nhà.

    Blogger tiếp tục thú nhận rằng cô sử dụng ba ứng dụng để nâng tầm hình ảnh (gồm chỉnh sửa, áp dụng bộ lọc và xem trước). Cô cũng lo ngại về việc tăng cân và dung mạo bản thân, cảm thấy không xứng đáng với một số bình luận của người theo dõi như “Bạn đẹp quá!” ngay cả khi đó là bình luận thật.

    Theo một nghiên cứu ở Vương quốc Anh, cảm giác không xứng đáng chẳng những giới hạn ở các mạng xã hội về lối sống như Instagram, mà còn xuất hiện trên các nền tảng định hướng công việc và nghề nghiệp như LinkedIn (hiện có 2,58 triệu người dùng Việt Nam). Người dùng LinkedIn cho biết, họ cảm thấy thiếu tự tin vào kỹ năng chuyên môn chẳng những khi đọc bài đăng của người khác, mà còn khi chia sẻ về thông tin và thành tích của chính họ.

    Từ kết quả nghiên cứu trên, Tiến sĩ Ben Marder, Khoa Kinh doanh Đại học Edinburgh cho biết: “Phát hiện của chúng tôi cho thấy tác động tiêu cực của mạng xã hội đến sức khỏe không chỉ vì chúng ta so sánh bản thân với người khác mà còn vì tin rằng người khác đánh giá chúng ta cao hơn những gì chúng ta nghĩ về chính mình”. Để vượt qua hội chứng kẻ giả mạo, chúng ta cần ngưng nhìn vào những gì người khác đăng tải và bắt đầu tập trung vào điểm mạnh và thành tích của chính mình.

    Những cách để vượt qua hội chứng “kẻ giả mạo”

    Theo Tiến sĩ Lena Bucatariu, để vượt qua hội chứng “kẻ giả mạo” cần luôn nhớ “ai cũng là con người”. Những người bạn theo dõi trên mạng xã hội đều không hoàn hảo, họ có ứng dụng chỉnh sửa và bộ lọc hình ảnh, họ cũng có những khó khăn và những ngày tồi tệ, và có thể đôi khi họ cũng cảm thấy không xứng đáng.

    Báo động diễn viên, nhà văn, doanh nghiệp trở thành nạn nhân của hội chứng “kẻ giả mạo” - Ảnh 2.

    Việc lạm dụng mạng xã hội quá nhiều sẽ khiến cho bất kỳ ai cũng có thể trở thành nạn nhân của hội chứng “kẻ giả tạo”. Ảnh: Pexels

    Ngoài ra, cần bớt dùng mạng xã hội bằng cách đặt hẹn giờ để giới hạn thời gian lướt mạng xã hội. Chẳng hạn như hẹn 30 phút và dừng ngay khi chuông reo. Thêm vào đó, hãy dành chút thời gian đọc về lòng biết ơn từ thầy Thích Nhất Hạnh. Ví dụ cuốn “Chạm đến hòa bình: Thực hành nghệ thuật sống chánh niệm”. Mỗi ngày, hãy lập danh sách ba điều mà bạn biết ơn, có thể đơn giản như việc có thể thở và có nước sạch để uống.

    Trong thói quen sử dụng mạng xã hội hàng ngày, cần đăng tải những nội dung xác thực hơn về bản thân. Thay vì những bức ảnh được chọn lựa kỹ càng với vẻ bề ngoài và tài sản cá nhân có thể khiến người khác cảm thấy kém cỏi, đôi khi bạn có thể chia sẻ về những khó khăn mà bạn đang gặp phải hoặc một bức ảnh không làm bạn hài lòng.

    Đặc biệt, nên tằng cường theo dõi những nhà sáng tạo nội dung có ý nghĩa, ngừng quan tâm những người khiến bạn cảm thấy tồi tệ về bản thân.

    “Hãy theo dõi những tài khoản mang lại nguồn cảm hứng hơn như chánh niệm và thiền định, những diễn giả truyền động lực, tự chăm sóc bản thân, hoặc xem những nội dung tích cực tương tự Bạn có phải là củ khoai tây không? – thước phim hoạt hình vui nhộn do sinh viên RMIT Việt Nam tạo ra nhằm giúp đỡ người khác vượt qua hội chứng kẻ giả mạo.


    Speak Your Mind

    *